Kể Chuyện Cảnh Giác Thứ Bảy Hàng Tuần

Kể Chuyện Cảnh Giác Thứ Bảy Hàng Tuần

Tranh Hàng Trống là một trong những dòng tranh dân gian độc đáo, mang đậm dấu ấn văn hiến của Thăng Long - Hà Nội, vốn di sản quý báu của dân tộc Việt Nam.

XSMT Thứ bảy, Kết quả xổ số Miền Trung Thứ bảy

Những tác phẩm được trưng bày tại Triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống” đã có tuổi đời hơn 100 năm, mang đến cho công chúng các tích truyện quen thuộc trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt.

Chiều ngày 18/3/2024, tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (36 Lý Thường Kiệt, Hà Nội) đã diễn ra Lễ khai mạc triển lãm Tranh truyện Hàng Trống. Tham dự sự kiện có bà Nguyễn Thị Thu Hiền – Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam, bà Nguyễn Thị Tuyết – nguyên Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam, PTS.TS Nguyễn Thị Thu Phương – Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam, họa sĩ – nhà nghiên cứu Phan Ngọc Khuê.

Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hiền (áo dài xanh) cắt băng khai mạc Triển lãm "Tranh truyện Hàng Trống"

Đây là hoạt động diễn ra trong tháng tôn vinh những người phụ nữ và mang thông điệp mạnh mẽ về bảo tồn và phát huy tranh Hàng Trống - một trong những dòng tranh dân gian độc đáo, mang đậm dấu ấn văn hiến ngàn đời của Thăng Long – Hà Nội, vốn di sản quý báu của dân tộc Việt Nam.

Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hiền chiêm ngưỡng những bức tranh truyện Hàng Trống

Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hiền cùng nguyên Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Tuyết (đứng thứ 3 và thứ 4 từ trái sang) cùng gia đình họa sĩ Phan Ngọc Khuê và đại diện Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam

Triển lãm Tranh truyện Hàng Trống trưng bày 40 bức tranh thuộc 10 bộ tranh truyện là những tích truyện cổ quen thuộc trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt. Những bộ tranh truyện này do bà chủ hiệu tranh Thanh An – một hiệu tranh danh tiếng ở Hà Nội vào những năm đầu thế kỷ 20 – trao tặng cho họa sĩ Phan Ngọc Khuê. Mỗi bộ tranh gồm 4 bức, thể hiện sinh động những câu chuyện trong kho tàng truyện Nôm Việt Nam.

Họa sĩ Phạm Ngọc Khuê bên một tác phẩm trưng bày tại Triển lãm

Điểm nhấn của những bức tranh trong bộ sưu tập Tranh truyện Hàng Trống chính là giá trị thẩm mỹ, sự tinh tế của kỹ thuật in khắc gỗ, kỹ thuật pha màu và đặc biệt kết tinh giá trị nhân văn và bản sắc văn hóa độc đáo của người Kinh kỳ xưa. Theo họa sĩ Phan Ngọc Khuê, niên đại của các bộ tranh được trưng bày tại triển lãm khoảng từ thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, đến nay đã có tuổi đời hơn 100 năm.

Phát biểu tại lễ khai mạc, bà Nguyễn Thị Tuyết - Giám đốc Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam khẳng định: Tranh Hàng Trống được đánh giá rất cao về chất lượng, mỗi bức tranh toát lên nét sinh động, tinh tế, ý nhị và sâu sắc cả về nội dung và hình thức, tiêu biểu cho nghệ thuật tạo hình dân gian độc đáo của Việt Nam.

"Ngày nay, trước sự mai một, nguy cơ thất truyền và những thách thức, khó khăn trong việc gìn giữ và phát triển các dòng tranh dân gian truyền thống, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam hy vọng triển lãm Tranh truyện Hàng Trống là cơ hội tuyệt vời để công chúng chiêm ngưỡng, cảm nhận rõ hơn những nét đẹp về giá trị của một dòng tranh truyền thống", bà Tuyết nhấn mạnh.

Bộ tranh truyện "Chiêu Quân cống Hồ" được trao tặng cho Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam

Bức tranh đầu tiên trong bộ "Chiêu Quân cống Hồ"

Đặc biệt, tại khai mạc triển lãm, họa sĩ – nhà nghiên cứu Phan Ngọc Khuê đã trao tặng cho Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam bộ tranh truyện Chiêu Quân cống Hồ.

Họa sĩ Phan Ngọc Khuê chia sẻ: "Bộ tranh Chiêu Quân cống Hồ là một trong những tác phẩm có giá trị xã hội rất lớn. Các nhân vật nữ được thể hiện trong bộ tranh đều là những bậc Nữ nhi – Anh kiệt chuyển tải được tinh thần của truyện và ý tưởng của tác giả, là ca ngợi những tấm gương trung, hiếu, tiết, nghĩa, nhằm đề cao giáo dục về những nhân cách đẹp mà trong xã hội nào cũng cần bồi đắp, xây dựng cho người đương đại". Chính vì vậy, ông tặng bộ tranh truyện này cho Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam để đông đảo công chúng có dịp nhìn lại những tấm gương cao đẹp của người xưa trong di sản văn hóa dân tộc.

PSG.TS Nguyễn Thị Thu Phương cho biết, bà rất ngưỡng mộ kiến thức uyên tâm và tâm huyết của họa sĩ - nhà nghiên cứu Phan Ngọc Khuê với nghệ thuật dân gian. Bà chủ đích mặc chiếc áo dài với họa tiết tranh dân gian Đông Hồ đến chúc mừng họa sĩ khai mạc triển lãm

Chị Phan Vân Ánh - con gái họa sĩ Phan Ngọc Khuê chia sẻ, chị biết ơn người cha của mình đã cho con một gia tài vô giá là tri thức văn hóa dân tộc

Triển lãm "Tranh truyện Hàng Trống" được trưng bày đẹp mắt, hứa hẹn là địa chỉ "check in" thu hút công chúng

Cô gái xem triển lãm "Tranh truyện Hàng Trống"

Triển lãm Tranh truyện Hàng Trống mở cửa phục vụ công chúng tham quan đến hết ngày 31/3/2024.