Liên Xô Trở Lại Chưa Thành Lập Năm Nào

Liên Xô Trở Lại Chưa Thành Lập Năm Nào

Chuyến bay đầu tiên tiếp cận Mặt trăng

Nhân ngày thành lập chính quyền Xô Viết 7/11/1917, nhắc lại 5 lý do vì sao Liên Xô tan rã

Nhân ngày thành lập chính quyền Xô Viết 7/11/1917, mời các bạn đọc lại bài: '5 lý do vì sao Liên Xô tan rã'. Xin nhắc, phải đến năm 1924, Liên bang Xô Viết mới chính thức ra đời, còn ngày 07/11/1917 tức 25/10 theo lịch Nga cũ, Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ II tuyên bố khai mạc tại điện Smonyl và tuyên bố thành lập Chính quyền Xô viết do Vladimir Lenin đứng đầu. Châu Âu gọi đây là ngày thành lập nước Nga Xô Viết (Soviet Russia):

Vào ngày 25/12/1991, ông Mikhail Gorbachev chính thức thôi giữ chức tổng thống Liên Xô. Sau đó một ngày, hôm 26/12, quốc hội nước này - Xô Viết Tối cao - chính thức công nhận sự độc lập của 15 quốc gia mới, và kết thúc sự tồn tại của Liên bang Xô Viết.

Ngọn cờ đỏ với búa liềm, một thời là biểu tượng của một trong những quốc gia hùng mạnh nhất thế giới, được hạ xuống ở Điện Kremlin.

Ông Gorbachev lên nắm quyền năm 1985, khi ông chỉ mới 54 tuổi. Ông bắt đầu một chuỗi các cải cách để đưa sức sống mới vào một đất nước đang bế tắc.

Nhiều người cho rằng những cải cách này, còn được gọi là Perestroika (tái xây dựng và tái cơ cấu) và Glasnost (mở cửa và tự do ngôn luận), đã dẫn đến ngày tàn của đất nước. Những người khác lại cho rằng không có gì cứu vãn được Liên Xô, vì cơ cấu cứng nhắc của nước này.

Trong bài này, chúng tôi xem xét những lý do chính dẫn đến sự tan rã của Liên Xô, những điều có tác động sâu sắc tới cách nước Nga tự nhìn nhận mình và cách nước này duy trì mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.

Một nền kinh thế sụp đổ là vấn đề lớn nhất của Liên Xô. Đất nước này đã có một nền kinh tế kế hoạch tập trung, thay vì kinh tế thị trường như ở hầu hết các quốc gia khác.

Ở Liên bang Xô viết, nhà nước quyết định số lượng sản xuất của mỗi mặt hàng (chẳng hạn bao nhiêu xe hơi, bao nhiêu đôi giày hay bao nhiêu ổ bánh mỳ).

Nhà nước cũng quyết định mỗi công dân cần những mặt hàng gì, số lượng bao nhiêu, giá cả hàng hóa cũng như tiền lương người dân nhận được.

Lý thuyết của cách vận hành này là hệ thống này sẽ có hiệu quả và công bằng, nhưng trên thực tế, nó hoạt động một cách chật vật.

Cung luôn không theo kịp cầu và đồng tiền thường không có giá trị.

Nhiều người dân Liên Xô không hẳn là nghèo đói, nhưng đơn giản là họ không thể kiếm được các mặt hàng thiết yếu vì không bao giờ có đủ các mặt hàng này.

Để mua được ô tô, bạn phải có tên trong danh sách chờ hàng năm trời. Để mua áo khoác hay giầy mùa đông, bạn phải xếp hàng nhiều giờ, chỉ để phát hiện khi đến lượt là cỡ của bạn đã hết.

Điều khiến tình hình còn tồi tệ hơn là chi phí lớn cho thám hiểm vũ trụ và chạy đua vũ trang giữa Liên Xô và Hoa Kỳ.

Liên Xô là quốc gia đầu tiên trên thế giới đưa người lên vũ trụ và sở hữu một kho vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo rất tiên tiến. Nhưng điều đó cũng rất tốn kém.

Liên Xô dựa vào nguồn tài nguyên, như dầu khí,để chi trả cho cuộc chạy đua vũ trang, nhưng vào những năm đầu thập kỷ 1980, giá dầu giảm mạnh và tác động lớn đến nền kinh tế vốn èo uột.

Cải cách Perestroika của Gorbachev đưa ra một số nguyên tắc thị trường, nhưng nền kinh tế Xô viết khổng lồ quá cồng kềnh nên không thay đổi nhanh được.

Hàng tiêu dùng tiếp tục khan hiếm, và lạm phát tăng nhanh chóng mặt.

Năm 1990, chính quyền đưa ra cải cách tiền tệ làm xóa sạch các khoản tiết kiệm, dù rất nhỏ, của hàng triệu người.

Sự bất mãn của người dân với chính phủ ngày một lớn.

Vì sao điều này vẫn có ý nghĩa ngày nay?

Căng thẳng giữa Nga, nước vẫn muốn duy trì vai trò trung tâm và tầm ảnh hưởng của mình, và nhiều nước trong khối Liên Xô cũ vẫn tiếp diễn.

Quan hệ trắc trở giữa Moscow và các quốc gia vùng Baltic, Georgia và gần đây nhất là Ukraine, tiếp tục định hình tình hình địa chính trị ở châu Âu và xa hơn nữa.

Trong nhiều năm, người dân Xô Viết được tuyên truyền rằng phương Tây đang "thối rữa" và người dân phương Tây sống trong đói nghèo và đau khổ dưới các chính phủ tư bản.

Tư tưởng này bị thách thức từ cuối những năm 1980 khi việc đi lại và quan hệ trực tiếp giữa người dân các nước tăng lên.

Các công dân Liên Xô có thể thấy rằng ở nhiều nước, mức sống, quyền tự do cá nhân và phúc lợi xã hội vượt xa ở nước họ rất nhiều.

Họ cũng có thấy được những gì mà chính quyền của họ đã tìm cách giấu nhiều năm bằng cách cấm họ đi nước ngoài, cấm các đài radio nước ngoài (chẳng hạn BBC World Service) và kiểm duyệt sách báo và phim ảnh nước ngoài vào Liên Xô.

Ông Gorbachev có công kết thúc Chiến tranh Lạnh và ngăn mối đe dọa của một cuộc đối đầu hạt nhân bằng cách cải thiện quan hệ với phương Tây, nhưng một kết quả không định trước của mối quan hệ được cải thiện đó là người dân Xô Viết nhận ra cuộc sống của họ nghèo khổ thế nào so với người dân nước khác.

Gorbachev ngày càng được ưa thích ở nước ngoài trong lúc chịu ngày càng nhiều chỉ trích ở trong nước.

Vì sao điều này vẫn có ý nghĩa ngày nay?

Nạn khan hiếm hàng tiêu dùng để lại tác động lâu dài về cách suy nghĩ của người dân sau thời kỳ Xô viết.

Ngay cả bây giờ - sau một thế hệ - nỗi lo sợ không có hàng thiết yếu vẫn ăn sâu.

Đây là một tâm lý mạnh và có thể dễ dàng bị thao túng trong các chiến dịch bầu cử.

Chính sách Glasnost của Gorbachev nhằm mở rộng tự do ngôn luận ở một nước đã có hàng thập kỷ dưới một chế độ đàn áp, nơi người dân sợ không dám nói lên ý nghĩ của mình, đặt câu hỏi hay phàn nàn.

Ông Gorbachev mở lại các tư liệu lịch sử cho thấy mức độ đàn áp thực sự dưới thời Joseph Staling (lãnh đạo Xô viết từ 1924-1953), dẫn đến cái chết của hàng triệu người.

Ông cũng khuyến khích tranh luận về tương lai của Liên Xô và cơ cấu quyền lực của nước này, về chuyện cải cách ra sao để đất nước tiến lên.

Ông thậm chí còn nói đến ý tưởng về một hệ thống đa đảng, thách thức sự thống trị của đảng Cộng sản.

Thay vì chỉ điều chỉnh chút ít tư tưởng Xô Viết, tư tưởng của Gorbachev khiến nhiều người ở Liên Xô tin rằng hệ thống do đảng Cộng sản lãnh đạo - nơi quan chức chính phủ được bổ nhiệm hay bầu qua các cuộc bầu cử không có đối thủ - là không hiệu quả, mang tính đàn áp và dễ có tham nhũng.

Chính phủ của Gorbachev vội vàng đưa một số yếu tố của tự do và công bằng vào quy trình bầu cử, nhưng đã quá muộn.

Vì sao điều này vẫn có ý nghĩa ngày nay?

Vladimir Putin là một trong những người cầm quyền lâu năm nhất ở Nga.

Một trong những bí quyết để cầm quyền được lâu là đặt nước Nga trên hết, hay ít nhất là có vẻ như vậy.

Trong khi Mikhail Gorbachev bị chỉ trích vì đã đơn phương từ bỏ nhiều vị trí sức mạnh mà Liên Xô khó khăn mới giành được - như vội vàng rút quân Liên Xô ra khỏi Đông Đức, thì ông Putin lại đấu tranh tới cùng cho những gì mà ông ta cho là có lợi cho nước Nga.

Putin từng là sỹ quan KGB (cơ quan tình báo Liên Xô) ở Đông Đức khi Bức tường Berlin sụp đổ, và ông tận mắt chứng kiến sự hỗn loạn khi Liên Xô rút quân.

30 năm sau, ông kịch liệt phản đối việc NATO tiến gần hơn đến biên giới Nga và sẵn sàng thể hiện bằng vũ lực nếu cần, như việc tăng cường đưa quân Nga tới gần Ukraine cho thấy.

Liên Xô là nước đầu tiên trên thế giới xây dựng CNXH và Chủ nghĩa cộng sản. Là quốc gia hùng mạnh, nên sự xuất hiện của nhà nước Liên Xô XHCN đã ảnh hưởng to lớn đến tiến trình lịch sử của nhân loại.Trong thế kỷ XX, sau khi Liên Xô xuất hiện, mọi sự kiện lớn của thế giới – nhiều hay ít – đều có dấu ấn và chịu ảnh hưởng của Liên Xô.

Lịch sử Cách mạng và sự hình thành

Sự hình thành Liên Xô gắn liền với sự sụp đổ của Đế quốc Nga trong Chiến tranh thế giới thứ I và hoạt động của Đảng Cộng sản Nga do V.I.Lênin đứng đầu.Vào đầu thế kỷ XX, xã hội Nga ẩn chứa nhiều mâu thuẫn gay gắt không được giải tỏa; nước Nga lại là nơi có phong trào Marxist cấp tiến mạnh nhất, do Lênin đứng đầu với Đảng Bolshevik chủ trương làm cách mạng XHCN, để xây dựng Chủ nghĩa cộng sản, theo học thuyết của Karl Marc.

Ngày ngày 7/11/1917, V. I. Lênin và các đảng viên Bolshevik Nga đã lãnh đạo các Xô viết làm Cách mạng tháng Mười, lập chính quyền Xô viết của công - nông -binh đầu tiên trên thế giới. Đây là sự kiện quan trọng, có ý nghĩa thời đại đối với lịch sử nhân loại. Sự kiện vĩ đại mà sau này đã ảnh hưởng to lớn tới các cuộc cách mạng XHCN và phong trào giải phóng dân tộc nhiều quốc gia, từ châu Âu, châu Á, Châu Phi, tới Mỹ Latinh, trong đó có Việt Nam.

Ngay sau Cách mạng tháng Mười, nước Nga rơi vào nội chiến cực kỳ đẫm máu. Đến cuối năm 1920, về cơ bản Hồng quân đã giành chiến thắng, quân bạch vệ bị thất bại. Ngày 30/12/1922, 15 nước cộng hòa gia nhập Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết (gọi tắt là Liên Xô). Ngay sau khi thành lập Liên bang Xô Viết; nhân dân Liên xô dưới sự lãnh đạo của Đảng và chính phủ bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới, cuộc sống XHCN một xã hội không có người bóc lột người. Cả đất nước như một công trường khổng lồ, nên chỉ sau một thời gian ngắn, đã đem lại kết quả tốt: Nạn đói bị đẩy lùi, công nghiệp, thương mại được phục hồi, tình hình nông thôn và thành thị được ổn định, xã hội có tích luỹ và đời sống người dân tốt lên nhanh chóng. Sau khi Lênin mất (năm 1924), I.V. Stalin thay thế V.I.Lênin lãnh đạo đất nước Xô-viết tiến hành công nghiệp hóa XHCN. Kết quả là Liên Xô đã trở thành một nước công nghiệp đứng thứ 2 trên thế giới trong một thời gian rất ngắn (điều này là nền tảng kinh tế cho chiến thắng của Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ II). Mặt khác, những nhân tố mới được giải phóng của cuộc sống mới XHCN (thanh toán mù chữ và giáo dục miễn phí cho trẻ em, hệ thống y tế miễn phí, thực hiện bình đẳng nam nữ, chia ruộng đất cho nông dân, quốc hữu hóa tài nguyên và các nhà máy, mức sống người dân ngày càng được nâng cao...) đã tạo động lực to lớn, mạnh mẽ cho công cuộc xây dựng đất nước. Một số thành tựu của Liên Xô về các lĩnh vực: Giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội...thời gian này đã vượt xa các nước phương Tây như: Anh, Pháp, Mỹ; Đức...Giai đoạn tiến hành Công nghiệp hóa đất nước; Liên Xô đã xây dựng được một loạt các tổ hợp công nghiệp khổng lồ; các nhà máy luyện thép, luyện kim lớn và nhiều khu công nghiệp ở Moskva, Leningrat, Volgograd, Chelyabinsk, Kharkov....Năm 1935, Liên Xô đã khởi công xây dựng tàu điện ngầm ở Moskva với chiều dài hàng chục km. Tới năm 1940, sản lượng công nghiệp của Liên Xô đã tăng gấp 7,7 lần so với năm 1913, Công nghiệp Liên Xô đã chiếm 77,4% cơ cấu nền kinh tế và chiếm 10% toàn thế giới. Cho đến lúc đó, thế giới chưa từng chứng kiến nhịp độ tăng trưởng nào nhanh và ngoạn mục như vậy. Đến trước Chiến tranh thế giới thứ II, từ một nước có nền sản xuất lạc hậu, Liên Xô đã vươn lên trở thành cường quốc công nghiệp thứ 2 thế giới và đứng đầu châu Âu, vượt qua Anh - Pháp- Đức (chỉ đứng sau Mỹ).Thành quả to lớn này đã cho phép Liên Xô chiến đấu và cuối cùng giành chiến thắng vĩ đại trong Chiến tranh thế giới thứ II (1939-1945).

Vai trò của Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ II

Nói đến Liên Xô, ngoài ý nghĩa là nước đầu tiên xây dựng CNXH trên thế giới với đà tăng trưởng hết sức ngoạn mục và nhiều chính sách xã hội nhân văn tốt đẹp, so với các nước Tư bản chủ nghĩa; song bên cạnh đó, cũng phải nói đến vai trò to lớn, quyết định của Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ II, như một bằng chứng là quốc gia đã góp phần quan trọng và quyết định để cứu nhân loại thoát khỏi thảm họa phát xít (do các nước Đức-Ý-Nhật gây ra).

Ngày 22/6/1941 nước Đức Quốc xã tấn công Liên bang Xô viết và bắt đầu "Chiến tranh vệ quốc vĩ đại" của Liên Xô (1941–1945). Liên Xô tham gia vào Khối Liên minh chống phát xít gồm:Anh, Pháp,Mỹ, Úc, New Zealand, Canada, Trung Quốc... Người dân Xô viết đã lao động tự giác, quên mình với nỗ lực phi thường để phục vụ cho chiến tranh. Phần lớn các dân tộc thuộc Liên bang Xô viết đã đoàn kết, hiệp lực tin tưởng vào Đảng cộng sản Liên Xô và lãnh tụ Stalin để đẩy lùi họa phát xít. Thời gian đầu, do bị bất ngờ, quân đội Xô-Viết tuy thất bại, song Hồng quân Liên Xô đã chống trả kiên cường, gây cho quân Đức những tổn thất to lớn. Đến cuối năm 1941, họ đã chặn đứng được quân đội Đức tại cửa ngõ Thủ đô Moskva.Trong các năm 1942 – 1943, Liên bang Xô viết với sự giúp đỡ của quân đồng minh Anh –Pháp-Mỹ, đã tạo được bước ngoặt cơ bản của chiến tranh bằng các chiến thắng Stalingrad và Kursk. Cuối năm 1944, Liên Xô đã giải phóng toàn bộ đất đai của mình; đánh đuổi quân Đức trên lãnh thổ các nước Đông Âu, Trung Âu; Tháng 4 năm 1945, quân đội Xô viết công phá Berlin. Nước Đức Quốc xã sụp đổ và đầu hàng Quân đội Liên Xô vô điều kiện.

Ngay sau chiến thắng đối với Đức, Liên Xô tham chiến chống Nhật Bản và đầu tháng 8 năm 1945, đã dễ dàng đánh tan đạo quân Quan Đông của Nhật Bản tại Mãn Châu. Ngày 15/8/1945, Nhật Bản tuyên bố đầu hàng Đồng Minh và Chiến tranh thế giới thứ II chấm dứt.

Mặc dù có những khó khăn to lớn do hậu quả chiến tranh để lại, song Liên Xô bước ra khỏi chiến tranh với tư thế của người chiến thắng; niềm phấn khởi tự hào lớn lao của nhân dân đối với cường quốc XHCN của mình; đã tạo tiền đề quan trọng để Liên Xô mạnh lên thành siêu cường thế giới sau thế chiếnthứ II.

Liên Xô phục hồi, mở rộng hệ thống Xã hội chủ nghĩa và trở thành cường quốc thế giới

Sau Chiến tranh thế giới thứ II, đất nước Liên Xô bị tàn phá hết sức nặng nề. Chiến tranh thế giới thứ II đã làm cho khoảng 26 triệu người Xô viết thiệt mạng, 1.710 thành phố, thị trấn; hơn 70.000 làng mạc bị phá huỷ, 32.000 cơ sở công nghiệp, 98.000 nông trang tập thể, nhiều công trình văn hóa của Liên bang Xô viết bị phá huỷ, hơn 25 triệu người mất nhà cửa. Tổng cộng, Liên Xô mất gần 30% tài sản quốc gia và gần 1/8 dân số. Tổn thất vật chất ước tính là 2,5 nghìn tỷ rúp, tương đương với 30% toàn bộ của cải của đất nước. Sự phát triển các ngành kinh tế quan trọng bị thụt lùi tới 10 - 15 năm. Trước những tổn thất nặng nề đó, Chính phủ Liên Xô đề ra kế hoạch 5 năm nhằm khôi phục nền kinh tế. Đến năm 1955, GDP của Liên Xô đã đạt khoảng 136 tỷ đôla, đứng thứ 2 thế giới chỉ sau Hoa Kỳ (381 tỷ đôla).

Sau Chiến tranh thế giới thứ II (năm 1945), Liên Xô giúp các nước ở Châu Âu, Châu Á, châu Mỹ - Latinh thành lập nhà nước XHCN, đó là: Tiệp Khắc; Ba Lan, Nam Tư; Bungari; Hungari; Rumani; Cộng hòa Dân chủ Đức, Anbani, Trung Quốc, Triều Tiên, Việt Nam, Mông Cổ và Cu-ba... Đến năm 1960, trên thế giới đã hình thành phe XHCN, do Liên Xô đứng đầu. Đồng thời nền kinh tế Liên Xô phát triển mạnh mẽ; Khoa học - kỹ thuật, quân sự đã có bước đột phá: chế tạo tên lửa đạn đạo, bom nguyên tử, nhà máy điện nguyên tử v.v.. Công nghệ vũ trụ đã có bước phát triển vượt bậc: Liên Xô đã phóng tàu vũ trụ đầu tiên trên thế giới (vào năm 1959) và đưa con người đầu tiên vào vũ trụ (năm 1961). Những sự việc này ngoài những ý nghĩa quân sự, chiến lược, kinh tế, còn có ý nghĩa tinh thần rất to lớn: nó đánh dấu Liên Xô đã trở thành siêu cường trên thế giới với mục tiêu vươn lên vượt qua Hoa Kỳ.

Theo tài liệu của Chính phủ Mỹ thống kê về kinh tế các nước trên thế giới, năm 1975, tổng sản lượng kinh tế của Liên Xô đã đạt 943,5 tỷ USD (đứng thứ 2 thế giới, sau Hoa Kỳ). Ngoài ra những chỉ số sau đã chứng tỏ công dân Liên Xô được hưởng mức phúc lợi xã hội và ưu đãi rất cao so với các nước cùng thời điểm: Liên Xô là nước đầu tiên trên thế giới quy định chế độ làm việc 8 giờ/ngày; Người dân được đưa tới nơi làm việc bằng phương tiện công cộng mà không phải trả tiền; Người dân được miễn học phí tại mọi cơ sở giáo dục, từ mẫu giáo cho tới đại học; Nhà nước đảm bảo các sinh viên tốt nghiệp cao đẳng, đại học đều có việc làm sau khi nhận bằng; Người dân được khám & chữa bệnh miễn phí hoàn toàn. ...

Trên bình diện quốc tế, là nước XHCN đứng đầu và hùng mạnh nhất bấy giờ, Liên Xô đã trở thành đối trọng cân bằng với khối Tư bản chủ nghĩa do Mỹ đứng đầu; là biểu tượng, là thành trì, là chỗ dựa “tinh thần và vật chất to lớn” trong phe XHCN và là nguồn viện trợ chính cho các phong trào giải phóng dân tộc tại các nước châu Á- châu Phi - châu Mỹ latinh.

Đối với cách mạng Việt Nam, Cách mạng Tháng Mười Nga và Liên bang Xô Viết có ý nghĩa và ảnh hưởng vô cùng to lớn, với bài học kinh nghiệm sâu sắc trên nhiều phương diện, cả về lý luận lẫn thực tiễn, trong thời kỳ trước; sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, cả trong Cách mạng Tháng 8 và hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc, cũng như trong cách mạng XHCN và công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ngày hôm nay.

Thật vậy, ngay từ khi bôn ba đi tìm đường cứu nước, cứu dân thoát khỏi ách nô lệ lầm than (đầu thế kỷ XX), lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh phát hiện ra giá trị thời đại của Cách mạng Tháng Mười Nga và Chủ nghĩa Mác-Lê-nin và Người quyết tâm đi theo con đường Cách mạng Tháng Mười Nga. Năm 1920, sau khi đọc Sơ thảo “Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của V.I. Lê-nin đăng trên Báo L’Humanité (Pháp), Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra “cẩm nang thần kỳ” cho sự nghiệp cứu nước, giải phóng cho dân tộc Việt Nam. Khi nói về sự kiện này, Người nhớ lại: “Luận cương của Lê-nin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ và tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong phòng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta...”. Tiếp theo, trong quá trình hoạt động cách mạng (trước năm 1945), được sự quan tâm của Liên Xô và Quốc tế cộng sản, nhiều chiến sĩ cách mạng tiền bối của Việt Nam đã được cử sang Liên Xô học tập như: Nguyễn Ái Quốc, Trần Phú, Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai ... để sau nay về nước chỉ đạo cách mạng Việt Nam; phát động toàn dân, giành chính quyền về tay công - nông; lập nên nước Việt Nam Dân chủ công hòa (2/9/ 1945).

Đặc biệt, nhờ sự giúp đỡ chí tình, chí nghĩa của Đảng Cộng sản Liên Xô và nhân dân Liên Xô anh em về mọi mặt vật chất và tinh thần, trong đó có nhiều vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng (kể cả việc đào tạo nhiều thế hệ cán bộ, chuyên gia cho Việt Nam và cử nhiều đoàn chuyên gia sang Việt Nam công tác..); để giúp Việt Nam đứng vững và tiếp tục đánh thắng các đế quốc lớn như: Pháp, Nhật, Mỹ, thu giang sơn về một mối, đưa dân tộc ta vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng của nhân dân thế giới. Một minh chứng hùng hồn nữa là sau khi Việt Nam thống nhất đất nước (tháng 4 năm 1975), Đảng và nhân dân Liên Xô vẫn tiếp tục sát cánh với Đảng ta, nhân dân ta trên bước đường xây dựng đất nước, giúp Việt Nam nhanh chóng khắc phục hậu quả chiến tranh, sớm thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu: với nhiều công trình mang tầm vóc thế kỷ, mang dấu ấn thời đại; để cho đến hôm nay; nhiều công trình của Việt Nam được nhân dân Liên Xô hỗ trợ, giúp đỡ, dựng xây vẫn đang phát huy giá trị to lớn; góp phần vào tăng trưởng kinh tế cho Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Tròn một thế kỷ đã trôi qua, kể từ thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga 1917, tuy đời sống chính trị xã hội thế giới có những biến đổi sâu sắc (kể cả việc Liên Xô và một số nước XHCN ở châu Âu lâm vào khủng hoảng và tan rã đầu những năm 90 của thế kỷ XX), nhưng tầm vóc, ý nghĩa của Cách mạng Tháng Mười Nga vẫn nguyên giá trị đối với nhân loại tiến bộ trên thế giới. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Giống như mặt trời chói lọi, Cách mạng Tháng Mười chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu, hàng triệu người bị áp bức bóc lột trên trái đất đứng lên tự giải phóng…Trong lịch sử loài người chưa từng có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế”.

Người viết bài này đã từng có thời gian sống và học tập tại Liên Xô trong thập niên 70 – 80 của thế kỷ XX. Cũng như nhiều cán bộ, học sinh Việt Nam sang Liên Xô công tác, học tập, làm việc, chúng tôi sẽ không bao giờ quên được những tình cảm và sự đùm bọc rất chân tình, nồng thắm, thủy chung, bền chặt của người dân Liên Xô, đất nước Liên Xô dành cho mình và tổ quốc Việt Nam yêu dấu trong thời kỳ chiến tranh giữ nước, cũng như xây dựng hòa bình sau này (với nhiều công trình thế kỷ mang dấu ấn Việt-Xô, như: Cầu Thăng Long; Nhà máy Thủy Điện Hòa Bình, Nhà máy nhiệt điện Phả Lại; Cung Lao động hữu nghị Việt -Xô; Bệnh viện hữu nghị Việt -Xô; Đại học Bách khoa Hà Nội). Đó là những tình bạn, tình đồng chí, anh em XHCN thắm thiết nhất, trách nhiệm, cao thượng và đầy đủ nhất ... vượt cả không gian và thời gian, đã làm nên trang sử vàng của tình hữu nghị các dân tộc anh em trong phe Xã hội chủ nghĩa.

Bất chấp phải đối mặt với vô số thất bại trong chiến tranh, Nga cuối cùng vẫn giữ lại được nền độc lập của mình. Duy chỉ có cuộc xâm lăng của Mông Cổ là trường hợp ngoại lệ.

Năm 1922, từ "Nga" một lần nữa biến mất khỏi bản đồ chính trị thế giới. Nhưng lần này, sự biến mất đó mang tính tự nguyện - Nga trở thành hạt nhân của quốc gia Liên Xô mới ra đời.

Nước Nga mà thế giới biết đến ngày nay ra đời vào ngày 12/6/1990. Ngày này, còn gọi là Ngày nước Nga, được hàng triệu người Nga kỷ niệm hàng năm.

Vào giữa thế kỷ 13, quân Mông Cổ dùng lưỡi gươm và ngọn lửa để đi qua khắp lãnh thổ Rus, khi ấy đang trong tình trạng cát cứ phong kiến. Lần lượt từng công quốc Nga bị con cháu của Thành Cát Tư Hãn chinh phục.

Trong hơn 2 thập kỷ, Nga ở vào trạng thái phụ thuộc người Mông Cổ cả về chính trị và kinh tế. Mặc dù những kẻ chinh phục không duy trì bất cứ lực lượng đồn trú thường trực nào tại các thành phố của Nga, bất cứ sự bất tuân nào trước ý chí của các Hãn Mông Cổ hay từ chối cống nạp đều dẫn tới kết quả là bị trừng phạt nhanh chóng và tàn bạo. Các Hãn cai trị quyết định thân vương Nga nào được nắm quyền và không được nắm quyền, ai sống ai chết.

Trong thời kỳ cai trị của người Mông Cổ-Tatar, các công quốc mạnh nhất trong số các công quốc Nga đánh lẫn nhau để giành thế thượng phong ở các vùng đất Nga. Thể hiện ra ngoài thái độ phục tùng các kẻ ngoại xâm, các công quốc này gia tăng ảnh hưởng của mình và mở rộng lãnh thổ của mình càng nhiều càng tốt. Có một thực tế phổ biến là các thân vương Nga kêu gọi viện binh của Mông Cổ để đánh bại đối thủ của mình.

Vào cuối thế kỷ 14, Đại công quốc Moscow trên thực tế trở thành trung tâm thống nhất các vùng đất Nga và đã đủ mạnh để công khai thách thức Mông Cổ. Vào năm 1380, Thân vương Dmitry Ivanovich của Moscow đánh bại quân của thủ lĩnh quân sự Mamai trong Trận Kulikovo. Tuy nhiên, sau đó người Nga vẫn phải mất thêm một thập kỷ nữa để đạt được sự giải phóng hoàn toàn.

Năn 1472, trong trận Aleksin, Ivan Đệ tam đánh bại quân đội của Hãn Akhmat, từ đó Công quốc Moscow ngừng cống nạp cho ông ta. Tám năm sau đó, Akhmat cố gắng giành lại ảnh hưởng của mình. Thế là quân đội hai bên dàn trận trên hai bờ sông Ugra. Nhưng Hãn Akhmat không dám vượt sông và kéo quân của mình bỏ đi. "Thế đối đầu vĩ đại trên sông Ugra" đánh dấu việc nước Nga hoàn toàn độc lập về chính trị  với Mông Cổ.

VOV.VN - Trước đây có nhiều xứ Nga nhỏ và tách biệt. Trận chiến Kulikovo đã đoàn kết người Nga lại về mặt văn hóa và tinh thần. Dân tộc Nga ra đời từ đó.

Khi Liên Xô (Liên bang các nước cộng hòa XHCN Xô viết) ra đời vào năm 1922, nước Nga trở thành "Cộng hòa XHCN Xô viết Liên bang"  - đây là nước cộng hòa lớn nhất và phát triển nhất về mặt kinh tế của toàn Liên Xô.

Nhưng vào đầu thập niên 1990, Liên Xô không còn là quốc gia như cách đó một thập kỷ nữa. Những cải cách của Tổng bí thứ Mikhail Gorbachev vào giữa thập niên 1980 đã dẫn tới cuộc khủng hoảng sâu sắc cả về chính trị và kinh tế ở Liên Xô.

Một trong những hậu quả đáng kể nhất của công cuộc cải tổ (perestroika) là sự bùng nổ tâm lý ly khai trong các nước cộng hòa của Liên bang Xô viết. Lúc này chính quyền trung ương đã suy yếu và không còn có thể chống lại nỗ lực của các nước cộng hòa đòi tách ra thành nước độc lập. Lần lượt từng nước thành viên của Liên Xô tuyên bố chủ quyền. Theo Bản Hiến pháp năm 1977 của Liên Xô, các nước thành viên này trên thực tế đã chính thức có chủ quyền rồi, còn bây giờ người ta hiện thực hóa việc tuyên bố xác lập quyền uy của luật địa phương lên trên luật Liên bang.

Cộng hòa XHCN Xô viết Liên bang Nga cũng tham gia vào quá trình này. Họ tin rằng mình có thể tự thực hiện các cải cách và phân phối tài nguyên quốc gia tốt hơn chính quyền trung ương.

Cộng hòa XHCN Xô viết Liên bang Nga là nước cộng hòa thứ 6 (sau Estonia, Litva, Latvia, Azerbaijan, và Gruzia) tuyên bố mình là quốc gia có chủ quyền. Tuyên bố của quốc gia này, được Đại hội Đại biểu nhân dân thông qua vào ngày 12/6/1990, tuyên bố sự ra đời của một "quốc gia pháp quyền dân chủ bên trong Liên Xô mới".

Người ta có ý định đưa nước Nga có chủ quyền mới này thành một trong các trụ cột của Liên Xô cải cách, nhưng điều này không bao giờ xảy ra. Chính phủ trung ương, do Mikhail Gorbachev lãnh đạo, và ban lãnh đạo của Cộng hòa XHCN Xô viết Liên bang Nga lập tức đối đầu với nhau về chính trị. Thêm nữa, sau khi Nga tuyên bố chủ quyền thì các nước cộng hòa còn lại trong Liên bang cũng làm tương tự, cắt đứt hoặc làm suy yếu quan hệ chính trị và kinh tế với chính quyền trung ương tại Moscow.

Vào ngày 26/12/1991, Liên Xô chính thức ngừng tồn tại. Liên bang Nga sau đó được cộng đồng quốc tế công nhận là nhà nước kế thừa Liên Xô./.