Những thương hiệu cá nhân nổi tiếng không chỉ là biểu tượng của sự thành công mà còn là nguồn cảm hứng lớn lao cho hàng triệu người dân Việt Nam. Từ những cá nhân đa tài, có tầm ảnh hưởng đến những nhân vật quen thuộc trên mạng xã hội, các thương hiệu này đã ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng người dân và trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Hãy cùng khám phá “Những thương hiệu cá nhân nổi tiếng ở Việt Nam“.
Đánh giá thị trường cafe tại Việt Nam
Việt Nam là đất nước có văn hóa cafe phổ biến và ngày càng một nhân rộng. Từ lâu, người dân đã có thói quen sử dụng cafe như một thói quen trong văn hóa chuyện trò, bàn công việc. Năm 2019, dựa trên chỉ số BMI, thị trường F&B tại Việt Nam rất phát triển và lọt top 10 khu vực Châu Á.
Ngoài ra, Việt Nam còn được biết tới là đất nước xuất khẩu cà phê đứng thứ 2 thế giới chỉ sau mỗi Brazil. Cho đến nay, cafe góp phần không nhỏ trong sự thành công của ngành F&B. Vì là đất nước có truyền thống trồng trọt và sản xuất cafe lâu đời nên nhu cầu kinh doanh thức uống này tại Việt Nam lại càng rộng mở.
Điều này đạt được là do nguồn cung ứng cafe dồi dào, người Việt lại rất yêu thích văn hóa cafe. Cho nên, để kinh doanh cà phê tại thị trường nước ta là không quá khó. Tuy nhiên, khi xác định bước vào ngành này bạn phải chuẩn bị được tâm thế và kỹ năng tốt vì tính cạnh tranh rất cao.
Các thương hiệu cafe nổi tiếng ở Việt Nam
Trung Nguyên được thành lập vào năm 1996 với khát vọng đem vị thế của mình xứng tầm với những thương hiệu trên toàn cầu. Trung Nguyên đã kế thừa và phát huy những gì tinh túy nhất của cà phê Việt. Ngày nay, thương hiệu này ngày càng lan tỏa và sáng tạo nhiều hương vị cafe lôi cuốn, xứng với vị thế của mình trong ngành.
Thêm vào đó, Trung Nguyên Legend còn được biết đến với các dòng cafe như G7, cafe hòa tan Trung Nguyên… Đây cũng là thương hiệu cà phê tiên phong nghiên cứu, kết hợp hết được tinh hoa trong hương vị cafe Việt. Trung Nguyên luôn dày công sáng tạo và đổi mới để đưa văn hóa cafe đến gần hơn với bất cứ ai và tại bất cứ đâu.
Highlands Coffee là một trong các thương hiệu cafe nổi tiếng ở Việt Nam được thành lập năm 2002 bởi doanh nhân Việt Kiều. Tính đến nay, thương hiệu này đã có hơn 600 cửa hàng tại nhiều tỉnh thành cả nước. Cũng bởi vậy, Highlands trở thành thương hiệu cafe nhượng quyền đứng đầu trên thị trường. Tận dụng những hạt cafe thượng hạng tại vườn trồng uy tín, Highlands đã biến tấu một cách kỳ diệu tạo ra hương vị độc đáo hiếm có.
Cafe tại Highlands Coffee nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường với phân khúc chủ yếu tập trung vào đối tượng công sở. Trong suốt 20 năm liên tục đổi mới, thương hiệu này nhanh chóng tạo dựng được niềm tin với khách hàng. Thức uống “đỉnh chóp” của Highlands là cafe phin và espresso.
Starbucks được biết đến là thương hiệu cafe nổi tiếng toàn cầu. Hãng du nhập vào nước ta từ năm 2013, trải qua hơn 10 năm, Starbucks đã có chỗ đứng cho mình tại thị trường Việt. Thương hiệu này được định vị là thương hiệu cao cấp với phân khúc chính chú trọng vào nhóm có thu nhập cao.
Ngoài ra, Starbucks còn tập trung vào trải nghiệm người dùng của khách hàng bằng cách phục vụ độc đáo, tận tình. Đến với Starbucks, bạn hãy thưởng thức cafe cold brew, Espresso, Frappuccino… luôn là những thức uống đặc trưng nhất tại đây.
Trong các hãng cafe nổi tiếng ở Việt Nam phải kể đến The Coffee House. Hãng ra mắt thị trường từ năm 2014, thương hiệu này sở hữu hơn 150 chi nhánh trên cả nước. Với mô hình kinh doanh theo chuỗi, các cửa hàng lớn nhỏ của thương hiệu này đang vươn mình cạnh tranh với các đối thủ trong ngành. Hiện nay, The Coffee House được các chuyên gia đánh giá là thương hiệu có tốc độ phát triển nhanh chóng.
The Coffee House luôn mong muốn đem tới hương vị cafe độc đáo, kết hợp tinh hoa của cafe truyền thống và hiện đại. Nhờ sự xuất hiện của thương hiệu này mà cafe Việt nở rộ hơn, ghi dấu ấn riêng trên bản đồ thế giới. The Coffee House định hình là thương hiệu tầm trung, nhưng luôn mong muốn khách hàng có thể trải nghiệm không gian sang trọng. Thức uống best-seller gồm cà phê sữa, Espresso Latte, trà đào…
Một thương hiệu cà phê lâu đời tại Việt Nam phải kể đến đó là Phúc Long. Cafe ra đời năm 1968, tại Lâm Đồng. Bước đột phá chuyển mình lớn nhất của thương hiệu này là vào năm 2019 với hơn 70 chi nhánh tại nhiều tỉnh thành cả nước. Từng ly cà phê tại đây đều được chắt chiu, tuyển chọn kỹ càng từ những hạt cafe hảo hạng.
Phúc Long còn trở thành cầu nối giúp những người đam mê trà đến gần hơn với văn hóa cafe Việt. Thức uống “signature” của brand này là trà sữa các loại và không kém cạnh là cafe mùi, cafe phin… Với dòng sản phẩm cafe mùi được lấy cảm hứng từ những hạt cà phê “xịn sò” tại vùng Tây Nguyên rất đáng để thực khách ghé và cảm nhận.
Vinacafe là dòng cafe gói được sáng chế vào năm 1968 và tập chung vào đối tượng khách hàng có ít thời gian và yêu thích cafe gói. Thương hiệu này đã đặt bước chân đầu tiên trong ngành với xưởng sản xuất lớn tại Đông Dương. Từ những năm đầu, cafe gói Vinacafe đã được xuất khẩu và nhân rộng ra nhiều quốc gia trên thế giới.
Vinacafe nằm trong list các hãng cafe ở Việt Nam được yêu thích hiện nay. Thương hiệu này đã thống lĩnh thị trường cafe gói tại Việt Nam, được người yêu cafe đón nhận nồng nhiệt. Loại cafe này có thể dùng làm quà tặng, quà biếu, hay trong giỏ quà Tết của nhiều gia đình.
Cà phê được làm hoàn toàn từ hạt cafe thượng hạng trồng tại mảnh đất Tây Nguyên nắng gió. Những ai đã từng thưởng thức cafe Vinacafe chắc hẳn sẽ mê mẩn với thức uống dành cho người có gu này.
Cong Caphe luôn được xếp vào danh sách các hãng cafe nổi tiếng ở Việt Nam. 16 năm – một chặng đường dài giúp Cong Caphe đến gần hơn với mỗi người dân Việt. Cong Caphe luôn khẳng định vị thế vững bền so với các đối thủ cùng ngành. Thương hiệu được lấy cảm hứng từ thời bao cấp ở Hà Thành với những kệ sách cũ, bàn gỗ bạc màu và hoa văn xưa…
Năm 2018 là bước ngoặt trong lịch sử với Cong Caphe khi chuỗi cafe này đã có chi nhánh đầu tiên tại Hàn Quốc. Cafe cốt dừa được mệnh danh là thức uống trứ danh, vẹn nguyên hương vị cafe Việt. Từng hạt cafe được chắt chiu và chế biến tại Buôn Ma Thuột đem đến cà phê trọn vẹn.
Nescafe là thương hiệu cafe hòa tan được ra đời vào năm 1938 tại Thụy Sĩ. Cho đến năm 1998, Nescafe có nhà máy đầu tiên tại nước ta. Chính vì thế, thương hiệu này dần trở nên phổ biến và thân thuộc với nhiều gia đình.
Cà phê của Nescafe đều được làm từ những hạt cafe chất lượng để khi đến tay người tiêu dùng, hương vị trở nên tuyệt vời hơn bao giờ hết. Các dòng sản phẩm chính của Nescafe đó chính là cafe hòa tan nguyên chất và cafe hòa tan pha sẵn.
Aha thành lập từ năm 2008, từ những ngày đầu đặt chân vào thị trường, Aha đã tự định hình phong cách cafe vỉa hè. Nhờ sự phát triển vượt bậc mà đến nay thương hiệu này có đến hơn 70 chi nhánh. Tại nhiều tỉnh thành, Aha có mặt tại nhiều mặt đường lớn, dân cư đông nên mức độ nhận diện của thương hiệu này ngày càng cao.
Đồ uống nổi bật nhất của Aha phải nhắc đến đó là cà phê. Thức uống tại đây đều thơm ngon, mang đậm hương vị đặc trưng truyền thống của cafe Việt. Ngay từ khâu tuyển chọn, những người sáng lập Aha luôn chú tâm vào chất lượng của hạt cafe cao cấp. Đây là một trong các thương hiệu cafe nổi tiếng ở Việt Nam mà bất cứ ai cũng nên ghé trải nghiệm.
Xu hướng cafe đường phố đang ngày một nhân rộng và trở thành nét đẹp trong văn hóa Việt. Nắm bắt được xu thế này, thương hiệu KAFA đã ra đời giúp tín đồ cafe thêm yêu hơn hương vị cafe nước nhà.
Những ly cà phê của KAFA đều được chăm chút bởi đôi tay của những thợ barista lành nghề. Hạt cafe được xay đủ thời gian theo đúng quy định để tạo ra những thức uống ngon miệng nhất. Bên cạnh đó, cafe KAFA còn chú trọng vào không gian nhằm đem đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.
Effoc Coffee đặt những bước chân đầu tiên trong ngành F&B với mô hình nhượng quyền từ 2015. Sự phát triển của thương hiệu này đánh giá là cẩn thận, chỉn chu trong từng bước tiến. Tệp khách hàng hướng tới của Effoc là dân văn phòng nên mức giá không được đánh giá là rẻ.
Đến với cửa hàng Effoc, bạn có thể thích thú với menu đa dạng, nhiều loại cafe ngon “chuẩn vị” phương Tây. Effoc Coffee chọn cho mình những hạt cafe xịn để lan tỏa hương vị cafe đến gần hơn với thực khách.
Nhờ sự phổ biến và rộng mở của thị trường cafe mà nhiều thương hiệu cafe ngày càng khẳng định được vị thế của mình. Nếu bạn là người mới kinh doanh, bạn không có đủ vốn để nhượng quyền cafe thì hãy lựa chọn giải pháp an toàn là mô hình xe cafe đẩy.
Đây là hình thức kinh doanh phổ biến của các chủ đầu tư nhỏ lẻ bằng số vốn nhỏ và thời gian linh động. Để sở hữu dòng xe linh hoạt và bền bỉ này, hãy liên hệ với Quang Huy. Với tên tuổi trong ngành cơ khí chế tạo, Quang Huy được đánh giá là đơn vị chuyên cung cấp các thiết bị xe bán hàng rong chuyên dụng hàng đầu Việt Nam.
Cà phê là thức uống nổi tiếng không chỉ trên thế giới mà tại nước ta, nhiều thương hiệu vẫn có chỗ đứng mạnh mẽ. Bạn có thể tham khảo các thương hiệu cafe nổi tiếng ở Việt Nam theo thông tin bên trên để chọn ra brand mà mình yêu thích nhé!
Top các thương hiệu cà phê nổi tiếng ở Việt Nam: Highland Coffee, The Coffee House. Trung Nguyên Legend, Cộng cà phê, Phúc Long Coffee and Tea, Starbucks,...
Các thương hiệu cà phê nổi tiếng ở Việt Nam nhất định không thể bỏ qua Highland Coffee, The Coffee House, Trung Nguyên Legend,... Mỗi brand đang không ngừng nỗ lực phát triển từng ngày, nhằm mang đến cho quý khách hàng những sản phẩm cà phê thơm ngon, chuẩn vị và hấp dẫn nhất. Chính bởi điều này, thị trường F&B Việt Nam ngày một trở nên sôi động với sức cạnh tranh khốc liệt chưa từng có. Cùng tìm hiểu qua bài viết này của Cubes Asia nhé!
Vào những năm cuối thế kỷ 20, từ một điểm bán cà phê gói, Highlands Coffee đã dần vươn mình trở thành một trong những thương hiệu cà phê hàng đầu tại Việt Nam. Sau hơn 10 năm phát triển, Highlands Coffee được chuyển nhượng cho Jollibee, với hơn 635 cửa hàng trên khắp cả nước.
Năm 2022, doanh thu của thương hiệu này đạt mức 3500 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế ghi nhận 270 tỷ đồng, chỉ xếp sau Trung Nguyên Legend. Phân khúc chủ yếu tập trung vào đối tượng công sở, hướng đến phong cách sống hiện đại và gần gũi với cộng đồng. Hiện nay, cafe phin và espresso của Highland Coffee vẫn được khách hàng ưa chuộng, đánh giá cao bởi hương vị đặc trưng, mới mẻ.
Hương vị cà phê đặc trưng và đầy mới mẻ của Highland Coffee (Nguồn: Cubes Asia)
The Coffee House là một thương hiệu chuỗi cà phê thuần Việt vô cùng nổi tiếng, được sáng lập vào năm 2014. Mặc dù xuất hiện khá muộn nhưng brand này đã nhanh chóng phát triển mạnh mẽ, gây ấn tượng với khách hàng bởi không gian yên tĩnh, rộng rãi cùng chất lượng đồ uống tuyệt đỉnh, kết hợp tinh hoa của cà phê truyền thống và hiện đại.
Hiện nay, The Coffee House sở hữu trên dưới 150 cửa hàng trên khắp các tỉnh thành lớn của Việt Nam cùng doanh thu khủng, biên lợi nhuận gộp vượt trội (trên 70%), trở thành thương hiệu cà phê phát triển nhanh nhất trên thị trường F&B nước ta.
The Coffee House là thương hiệu nổi tiếng trên thị trường F&B (Nguồn: Internet)
Trung Nguyên Legend khai trương cửa hàng đầu tiên vào năm 1988, nổi tiếng với mô hình “cà phê đối chứng”, sở hữu không gian độc đáo, sáng tạo. Khách hàng đến quán sẽ được trải nghiệm các loại cà phê đúng gu cùng công thức pha chế đúng chuẩn.
Với không gian ấm áp, không chỉ là địa điểm thưởng thức cà phê, Trung Nguyên Legend còn là nơi để giao lưu và tôn vinh những giá trị văn hóa, tri thức tốt đẹp.
Hiện nay, hệ thống cửa hàng của thương hiệu này đã mở rộng trên khắp toàn quốc và quốc tế. Tổng số cửa hàng đã vượt ngưỡng con số 1.000, thuộc 3 thương hiệu khác nhau là Trung Nguyên Legend Café, Trung Nguyên E-Coffee và Thế giới cà phê Trung Nguyên Legend, thông qua hình thức nhượng quyền cafe Trung Nguyên.
Trung Nguyên Legend chinh phục cả thị trường trong và ngoài nước (Nguồn: Internet)
Cộng Cà Phê ra đời vào năm 2007, là điểm đến lý tưởng dành cho những ai muốn tìm lại hơi thở của quá khứ và hoài niệm. Thương hiệu đã xây dựng nên một trào lưu mới trong ngành cà phê - “Vietnam Vintage style”, mang đến một hành trình hồi tưởng đầy mới lạ về Việt Nam.
Hiện nay, Cộng Cà Phê đã trải dài khắp Việt Nam với 60 cửa hàng, ngoài ra còn có 10 chi nhánh tại Hàn Quốc và Malaysia, trở thành một đối thủ “đáng gờm” trên thị trường F&B. Mỗi tách cà phê Cộng đều mang đến những cảm xúc vô cùng khác biệt, mang đậm giá trị văn hóa Việt Nam.
Cộng cà phê mang hơi thở của quá khứ và hoài niệm (Nguồn: Internet)
Phúc Long Coffee & Tea được thành lập vào năm 1968, chuyên cung cấp các sản phẩm trà và cà phê thuần Việt. Cửa hàng đầu tiên cung cấp trà pha chế, cà phê pha máy cao cấp của Phúc Long đã bắt đầu xuất hiện vào những năm 80, mang đến trải nghiệm vô cùng hấp dẫn và mới lạ.
Hiện nay, thương hiệu này đã trở thành chuỗi cửa hàng cà phê và trà lớn cực lớn mạnh, “phủ sóng” tại nhiều thành phố lớn trên khắp Việt Nam. Hệ thống gồm có gần 1000 kiosk tích hợp vào hệ thống WinMart+ (từ tháng 8/2022) và 150 cửa hàng truyền thống.
Phúc Long chuyên cung cấp các sản phẩm trà và cà phê thuần Việt (Nguồn: Internet)
Starbucks là thương hiệu cà phê nổi tiếng trên quy mô toàn cầu, bắt đầu du nhập vào Việt Nam từ năm 2013. Đây là brand cao cấp, tập trung vào nhóm phân khúc nhóm khách hàng có thu nhập cao. Menu hấp dẫn bởi nhiều thức uống đa dạng, trong đó không thể bỏ qua các món signature như cafe cold brew, Espresso, Frappuccino,…
Starbucks là thương hiệu cà phê nổi tiếng trên quy mô toàn cầu (Nguồn: Internet)
King Coffee được xem là vị vua mới trong đế chế cà phê, chiếm trọn trái tim người đam mê bằng hương vị tuyệt hảo ngay từ lần nếm thử đầu tiên. Hạt cà phê được tuyển chọn từ những vùng cà phê ngon nhất đất Tây Nguyên cùng công nghệ sản xuất hàng đầu thế giới, từ đó tạo nên hương vị riêng đầy bí ẩn. Hiện nay, King Coffee cung cấp trên thị trường đa dạng các sản phẩm cà phê như: cà phê nguyên hạt, rang xay, cà phê hòa tan,…
King Coffee được xem là vị vua mới trong đế chế cà phê (Nguồn: Internet)
Aha Cafe thành lập từ năm 2008, được định hình ngay từ đầu là phong cách cà phê vỉa hè. Đến nay, thương hiệu này đã có nhiều phát triển vượt bậc với hơn 70 chi nhánh, có mặt tại nhiều tỉnh thành trên toàn quốc, đặc biệt phân bố tại nhiều mặt đường lớn và đông dân cư. Hương vị cà phê của Aha Cafe được đánh giá cao bởi hương vị thơm ngon, đậm vị truyền thống.
Aha Cafe được định hình theo phong cách cà phê vỉa hè (Nguồn: Internet)
Viva Star Coffee được thành lập vào năm 2013, là một chuỗi cà phê nhượng quyền nổi tiếng của Việt Nam. Đến thời điểm hiện tại, thương hiệu này đã sở hữu hơn 330 cửa hàng trên toàn quốc và 2 chi nhánh quốc tế tại Campuchia, Trung Quốc. Các mô hình sản phẩm đa dạng đang được Viva Star Coffee cung cấp bao gồm: Viva Reserve, Viva Coffee To Go và Viva Star Coffee, giúp đáp ứng nhu cầu khắt khe của khách hàng. Đến đây, khách hàng sẽ được thưởng thức nhiều công thức pha chế cà phê nổi tiếng từ khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là Espresso và Syphon, với hương vị vô cùng độc đáo, tinh tế.
Viva Star Coffee là một chuỗi cà phê nhượng quyền nổi tiếng của Việt Nam (Nguồn: Internet)
Milano Coffee được thành lập vào năm 2011, phát triển với mục tiêu mang đến cà phê “sạch” đến với khách hàng. Hiện nay, thương hiệu này đã mở rộng quy mô với hơn 1400 cửa hàng trên khắp toàn quốc (58 tỉnh thành), với không gian gần gũi, đậm chất truyền thống, theo đúng chuẩn cà phê cóc Việt Nam. Điều đặc biệt là Milano Coffee chỉ kinh doanh duy nhất cà phê, không thêm bất kỳ sản phẩm nào khác vào menu, từ đó giúp giảm chi phí và tối ưu hóa lợi nhuận.
Milano Coffee phát triển với quy mô rộng lớn trên toàn quốc (Nguồn: Internet)
KAFA Cafe phát triển theo mô hình cà phê đường phố, với mục tiêu gìn giữ nét đẹp văn hóa Việt. Hương vị cà phê đậm chất văn hóa Việt, được pha chế bởi những người thợ barista chuyên nghiệp, có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. Đặc biệt, nguyên liệu được tuyển chọn kỹ lưỡng, rang xay theo chuẩn thời gian, đảm bảo thành phẩm thơm ngon, đầy hấp dẫn.
KAFA Cafe phát triển theo mô hình cà phê đường phố (Nguồn: Internet)
Bài viết trên đây đã tổng hợp đầy đủ các thương hiệu cà phê nổi tiếng ở Việt Nam nổi tiếng và đang phát triển mạnh mẽ nhất. Hiện nay, Cubes Asia là đối tác cung cấp các sản phẩm máy pha cà phê, máy pha cà phê chuyên nghiệp, máy xay cà phê,... cho các chuỗi cà phê lớn như Highland, The Coffee House, Trung Nguyên, Aha Cafe, Viva Star Coffee,... Bên cạnh đó, máy pha cà phê gia đình, máy xay cà phê gia đình, dụng cụ barista, tủ bánh trưng bày,... cũng đảm bảo được nhập khẩu từ nhiều thương hiệu nổi tiếng thế giới như Victoria Arduino, Nuova Simonelli, Melitta, Eureka, Vitamix,... đáp ứng mọi nhu cầu từ pha chế tại nhà hoặc mở quán cà phê.
Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cà phê, Cubes Asia luôn mang đến những sản phẩm cà phê chất lượng cao, hương vị thơm ngon và giá cả hợp lý, đặc biệt là cà phê hạt, cà phê viên nén từ thương hiệu Carraro, Ý. Khách hàng mua sắm tại Cubes Asia sẽ được tư vấn tận tâm, rõ ràng để đảm bảo lựa chọn được sản phẩm phù hợp và ưng ý nhất.
Nếu bạn đang tìm kiếm cà phê ngon và chất lượng, hãy đến với Cubes Asia nhà nhập khẩu chính hãng máy pha cà phê và cung cấp giải pháp toàn diện về cà phê.
CUBES ASIA – MÁY PHA CAFE CHUYÊN NGHIỆP
Đại diện thương hiệu Nuova Simonelli và Victoria Arduino tại Việt Nam
Mua hàng online: vinbarista.com
ại tỉnh Thái Nguyên – vùng trồng chè lớn nhất của Việt Nam, trong năm 2011, diện tích chè Trung du chiếm 65,3%, chè giống mới chỉ chiếm 34,7% tổng diện tích và năm 2015 diện tích chè giống mới đã chiếm 62,4%. Đến năm 2020, Thái Nguyên xác định chè Trung du chỉ còn chiếm 20% diện tích; các giống mới chiếm 80% diện tích. Trong đó, các giống được ưu tiên để sản xuất chè xanh chất lượng cao là LDP1 và các giống chè nhập nội như Kim Tuyên, Phúc Vân Tiên... Việc chuyển dịch nhanh và hiệu quả cơ cấu giống mang tính đột phá, như một cuộc cách mạng về giống, góp phần tiếp tục duy trì vị thế của chè Thái Nguyên trên cả 3 mặt: diện tích, năng suất và chất lượng.
Tỉnh Thái Nguyên mới thông qua Đề án nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững thương hiệu chè Thái Nguyên giai đoạn 2016 - 2020. Hướng đi tất yếu trong tương lai của chè Thái Nguyên là phải đáp ứng được tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc tế.
Năm 2018, tỉnh Thái Nguyên có kế hoạch trồng 776 ha chè. Tính đến cuối tháng 11/2018, bà con nông dân trong tỉnh đã trồng mới và trồng lại được 779 ha, tăng 34,5% so cùng kỳ và bằng 100,3% kế hoạch. Trong đó, diện tích trồng mới đạt 371 ha, tăng 68,4% so cùng kỳ năm 2017; diện tích trồng lại đạt 408 ha, bằng 63,6% kế hoạch năm 2018.
Các giống chè được bà con đưa vào trồng là các giống chè cho năng suất, chất lượng cao như: LDP1, Kim Tuyên, Thúy Ngọc... Cùng với đó, quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP hoặc GAP, sản xuất chè hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất cũng được tăng cường áp dụng. Hiện nay, diện tích chè mới trồng đang sinh trưởng và phát triển tốt.
Vào cuối tháng 9/2018, Sở Công Thương tỉnh đã tổ chức Hội nghị công bố Website chè tích hợp truy xuất nguồn gốc. Tham dự có đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan và gần 120 các công ty, làng nghề, hợp tác xã sản xuất, chế biến chè trên địa bàn tỉnh.
Tỉnh Thái Nguyên là địa phương có thế mạnh về sản xuất, chế biến chè chất lượng cao. Tuy nhiên giá trị, sức cạnh tranh của sản phẩm chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế. Công tác quản lý, xây dựng và phát triển thương hiệu còn gặp nhiều khó khăn, một số sản phẩm chè trôi nổi, không rõ nguồn gốc, xuất xứ vẫn được gắn mác Trà Thái Nguyên, ảnh hưởng đến uy tín, chất lượng và niềm tin của người tiêu dùng.
Chính vì vậy, việc ra đời Website chè tích hợp truy xuất nguồn gốc tỉnh Thái Nguyên tại địa chỉ Thainguyentea.gov.vn là công cụ quan trọng giúp tỉnh kiểm soát nguồn gốc sản phẩm trà, phân biệt hàng thật, hàng giả, nâng cao thương hiệu hàng hóa, hướng tới xuất khẩu bền vững. Các sản phẩm chè Thái Nguyên đã có mặt trên 63 tỉnh, thành phố trong cả nước và các thị trường xuất khẩu truyền thống như: Pakistan, Đài Loan, Nga, Trung Quốc….
Tỉnh Thái Nguyên cũng đặc biệt quan tâm đến việc tạo dựng hình ảnh và bảo vệ thương hiệu “Chè Thái Nguyên” thông qua việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Đến nay, nhãn hiệu tập thể “Chè Thái Nguyên” được đăng ký bảo hộ tại nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Trung Quốc… Cùng với nhãn hiệu tập thể “Chè Thái Nguyên” và chỉ dẫn địa lý “Chè Tân Cương”, nhiều sản phẩm chè trong tỉnh như La Bằng, Trại Cài, Vô Tranh, Phổ Yên, Tức Tranh được Cục Sở hữu trí tuệ cấp bằng bảo vệ nhãn hiệu tập thể.
Tiêu thụ chè phụ thuộc nhiều vào thị trường xuất khẩu
Hiện nay, diện tích trồng chè cả nước là khoảng 125.000 ha, trong đó diện tích chè kinh doanh là 110.000 ha, tập trung phần lớn ở các tỉnh: Thái Nguyên, Hà Giang, Phú Thọ, Tuyên Quang, Lâm Đồng, Yên Bái… Mặc dù sản lượng chè xanh của Việt Nam hiện đứng thứ 2 thế giới (sau Trung Quốc), nhưng sản lượng xuất khẩu chè lại đứng thứ 5 (sau Trung Quốc, Ấn Độ, Xri Lanca và Kenya). Khối lượng xuất khẩu chè chính ngạch của Việt Nam trong năm 2018 ước đạt 125.000 tấn với trị giá khoảng 205 triệu USD; trong khi đó lượng chè tiêu thụ trong nước là khoảng 45.000 tấn, trị giá khoảng 5.500 tỷ đồng.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 10 tháng năm 2018, xuất khẩu chè của Việt Nam đạt 103,7 nghìn tấn, trị giá đạt 174,4 triệu USD, giảm 10,1% về lượng và 6% về trị giá so với 10 tháng năm 2017. Các sản phẩm chè xuất khẩu của Việt Nam trong 10 tháng năm 2018 gồm chè đen, chè xanh, chè ướp hoa và chè ô long, trong đó chè đen chiếm 49,6% trong tổng lượng xuất khẩu của Việt Nam, chè xanh chiếm 44,8%, còn lại là chè ướp hoa và chè ô long.
Các chủng loại chè của Việt Nam xuất khẩu chính trong 10 tháng năm 2018
Tỷ trọng tính theo lượng 10 tháng (%)
Nguồn: Tính toán theo số liệu từ Tổng cục Hải quan
Trong số thị trường xuất khẩu chè của Việt Nam, Pakistan luôn là thị trường dẫn đầu với lượng xuất khẩu đạt 28,2 nghìn tấn, trị giá đạt 61,5 triệu USD, tăng 12,5% về lượng và 14,6% về trị giá so với 10 tháng năm 2017, chiếm 27,2% về lượng.
Đài Loan là thị trường xuất khẩu chè lớn thứ hai của Việt Nam với lượng đạt 15,7 nghìn tấn, trị giá 24,4 triệu USD, tăng 7,5% về lượng và 6,2% trị giá so với cùng kỳ 2017.
Tiếp đến Nga là thị trường lớn thứ 3 nhưng giảm 17,2% về lượng và 11% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017, giá xuất khẩu bình quân tăng 7,5%.
Trung Quốc là thị trường xuất khẩu chè lớn thứ tư của Việt Nam, giảm 8,4% về lượng nhưng tăng 24,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017.
Ngoài bốn thị trường xuất khẩu chè lớn của Việt nam, chè của Việt Nam còn xuất khẩu sang các thị trường khác trong 10 tháng năm 2018 tăng trưởng tốt như Ả Rập Xê út tăng 36,8% về lượng và 43,6% về trị giá, Malaysia tăng 20% về lượng và 20,4% về trị giá, Ucraina tăng 7,2% về lượng và 17,5% về trị giá, Đức tăng 4% về lượng và 61,6% về trị giá, Philippin tăng 49,9% về lượng và 58,9% về trị giá, Cô oét tăng 13,3% về lượng và 13,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017.
Trái lại, xuất khẩu chè sang UAE giảm mạnh 55% về lượng và 54% về trị giá, Ba Lan giảm 15,1% về lượng và 21,5% về trị giá, Ấn Độ giảm 59% về lượng và 66% về trị giá, Thổ Nhĩ Kỳ giảm 49,3% về lượng và 55% về trị giá.
Giá chè xuất khẩu bình quân của Việt Nam những tháng đầu năm 2018 có xu hướng tăng ở nhiều thị trường. Điều này cho thấy, chè Việt Nam đang dần nâng cao được giá trị trên các thị trường quốc tế.
Định hướng phát triển chè Việt Nam trong thời gian tới
Hiện nay, khoảng 90% sản lượng chè xuất khẩu của Việt Nam vẫn ở dạng nguyên liệu thô, chưa qua chế biến cho nên giá trị tăng thấp, chủ yếu xuất khẩu vào thị trường dễ tính, ít sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường yêu cầu chất lượng cao như EU, Mỹ... Vì vậy đến nay, lượng chè xuất khẩu của Việt Nam chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ so với sức tiêu thụ của thế giới. Giá chè xuất khẩu của Việt Nam vẫn chỉ bằng một nửa giá chè xuất khẩu bình quân trên thế giới.
Thuận lợi trong xuất khẩu chè là rất lớn song cũng có không ít khó khăn. Ngoài việc chưa có sản phẩm chè chất lượng thâm nhập vào các thị trường có yêu cầu cao, xuất khẩu chè Việt Nam còn phải đối mặt với nhiều thách thức về chi phí sản xuất, công nghệ chế biến, tiêu chuẩn chất lượng, quảng bá, xây dựng thương hiệu. Cách thức trồng, chế biến chè vẫn còn một số khâu chưa tuân thủ tiêu chuẩn nên rất khó đảm bảo chất lượng. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới, bên cạnh thuận lợi về giảm thuế quan thì các doanh nghiệp phải chịu sức ép về hàng rào kỹ thuật, nhất là vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm.
Nguyên nhân chủ yếu là do chất lượng chè của nước ta chưa cao, sản phẩm chưa có thương hiệu. Thực tế, thay vì nâng cao chất lượng, tạo dựng thương hiệu, các doanh nghiệp lại lựa chọn giải pháp bán xô, bán trong những bao tải 50 kg, chứ không làm ra những sản phẩm tiếp cận người tiêu dùng cuối cùng.
Để mặt hàng chè của Việt Nam phát triển bền vững trong thời gian tới, các doanh nghiệp xuất khẩu cần thay đổi hình ảnh, tham gia sâu vào chuỗi giá trị. Thúc đẩy các hộ trồng chè trên cả nước tham gia vào chuỗi cung ứng chè bền vững và chất lượng. Đẩy mạnh mô hình sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGap. Xây dựng thương hiệu, đầu tư công nghệ nhằm sản xuất các mặt hàng đạt tiêu chuẩn bởi những quy định về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm đối với mặt hàng chè xuất khẩu, nhất là tại một số thị trường khó tính như Mỹ, EU...
Các doanh nghiệp cần đầu tư hơn nữa vào công nghệ chế biến sâu sản phẩm chè, phối trộn với các thứ nước uống khác để tạo nên hương vị đa dạng, giảm các chất gây tác dụng phụ trong chè, bắt kịp sự thay đổi thị hiếu tiêu dùng chè trên thế giới, tập trung phát triển chuỗi giá trị ngành hàng chè, đặc biệt là quan tâm sát sao đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm chè để có thể nâng cao được hình ảnh chè Việt, cũng như khẳng định được vị thế trên trường quốc tế.