Thay vì đi chơi, đi bơi lội, hoạt động cắm trại và được nghỉ ngơi, thức khuya nay trẻ phải dậy sớm đến lớp, làm bài tập về nhà, đó là sự thay đổi không mấy dễ chịu của một số trẻ.
Mượn đồ chơi ở lớp cho bé mang về nhà
Đây cũng là cách được nhiều bố mẹ áp dụng khi trẻ mầm non không chịu đi học. Bố mẹ có thể nán lại trường cùng con, xem món đồ chơi con thích ở trường là gì. Sau đó hãy mượn món đồ chơi này cho bé mang về nhà và hứa mang trả lại vào hôm sau. Nếu sáng hôm sau trẻ vẫn không chịu đi học, bố mẹ hãy nhắc trẻ mang món đồ chơi này trả lại cô giáo. Trẻ sẽ nín khóc và chủ động đến trường ngay.
Đây là cách giúp bố mẹ hiểu được suy nghĩ, mong muốn cũng như lý do vì sao trẻ mầm non không chịu đi học. Bên cạnh đó, bố mẹ hãy trấn an, vỗ về trẻ rằng mọi chuyện sẽ ổn và việc đi học thật sự thú vị. Ở trường trẻ sẽ được làm quen nhiều bạn bè, thầy cô, tham gia nhiều trò chơi mới mẻ.
Trẻ mới bắt đầu đi học cần có thời gian làm quen và học cách hòa nhập. Do đó, bố mẹ nên kiên nhẫn và tin tưởng con sẽ vượt qua được. Dần dần con sẽ có cảm tình với trường lớp và vui vẻ với việc đi học.
Sau khi thực hiện đủ cách mà bé vẫn khóc lóc, bố mẹ nên cương quyết đưa con đến trường. Không nên vì đau lòng, nuông chiều mà để trẻ ở nhà. Các cô giáo ở trường sẽ có cách giúp con thoải mái và làm quen dần với việc đi học.
Mẫu giáo là môi trường đầu tiên trẻ tiếp xúc khi ra khỏi vòng tay của bố mẹ. Vì vậy, bố mẹ hãy luôn đồng hành, quan tâm con, đồng thời áp dụng những cách trên khi trẻ mầm non không chịu đi học. Đừng quên theo dõi mục "Cẩm nang" của Mykingdom để tìm hiểu thêm nhiều bài viết hữu ích khác.
Những nguyên nhân khách quan khác từ trường lớp
Trẻ mầm non không chịu đi học cũng có thể xuất phát từ các lý do khách quan ở trường lớp. Chẳng hạn như trẻ bị bạn bè trêu chọc, bắt nạt... Hay thầy cô khó tính, nghiêm khắt, không biết cách kết nối các bạn nhỏ với nhau. Những điều này cũng là nguyên nhân khiến trẻ sợ đi học.
Cách khắc phục giấc ngủ cho trẻ
Dưới đây là một số ý kiến của các chuyên gia về cách khắc phục giấc ngủ giúp trẻ ngủ ngon hơn:
Bạn cần tạo không gian ngủ thoải mái cho trẻ để trẻ có được giấc ngủ ngon
Trẻ không chịu ngủ sẽ khiến bạn và những người thân cảm thấy bị kiệt sức. Mỗi em bé có nhu cầu riêng đặc biệt đối với giấc ngủ. Rất khó để so sánh con bạn với những đứa bé khác và việc cho bé ngủ là một chủ đề chung khi các bố mẹ trò chuyện. Bạn cần ghi nhớ rằng tính cách, thể trạng và tuổi sẽ đóng vai trò lớn trong thói quen ngủ của bé.
Tránh gây áp lực cho trẻ bằng cách dọa nạt hay la mắng...khi trẻ không chịu ngủ, hãy nhẹ nhàng, ôm ấp, vỗ về trẻ
Ở Việt Nam hiện nay cứ 10 trẻ dưới 5 tuổi có đến 7 trẻ thiếu kẽm và 10 bà mẹ có thai có đến 8 người bị thiếu kẽm. Tỷ lệ thiếu kẽm ở phụ nữ có thai là 80,3%, phụ nữ tuổi sinh đẻ 63,6% và trẻ em dưới 5 tuổi là 69,4%. Biểu hiện bé thiếu kẽm thường thấy đó chính là chậm tăng trưởng, suy dinh dưỡng nhẹ và vừa, chậm tăng trưởng chiều cao, và có 1 số triệu chứng quan sát được như trẻ chán ăn hoặc giảm ăn, giảm bú, không ăn thịt cá, chậm tiêu, táo bón nhẹ, buồn nôn và nôn kéo dài ở trẻ. Bên cạnh việc bổ sung kẽm hợp lý, cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,... cho con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.
Nguồn tham khảo: babycenter.com
Trẻ ăn uống không đủ chất, ngủ không đủ giấc, ít được quan tâm… có thể khó tập trung hơn những bạn khác.
Trẻ em khó tập trung hơn người lớn, đây là vấn đề khá phổ biến. Để trẻ tập trung không phải là điều dễ dàng và nhiều bậc cha mẹ dường như phải vật lộn với vấn đề này. Sự thiếu tập trung có thể xảy ra trong học tập cũng như các hoạt động giao tiếp, vui chơi khác nhau. Nếu con bạn khó tập trung vào một việc gì đó trong thời gian dài, có thể trẻ đang mắc phải một số vấn đề về khả năng tập trung. Một số nguyên nhân gây ra các vấn đề về tập trung ở trẻ bao gồm:
Nhiệm vụ khó: Khi trẻ thấy các nhiệm vụ được giao quá khó khăn hoặc là thách thức với mình, trẻ thường không thể tập trung để giải quyết, cố tình lờ đi để bỏ qua nhiệm vụ. Bạn nên khắc phục khó khăn này bằng cách chia nhỏ các nhiệm vụ lớn, giao cho trẻ các nhiệm vụ đơn giản, vừa sức với từng độ tuổi và khả năng giải quyết.
Bị phân tâm: Trẻ con vốn dĩ rất tò mò nhưng chúng lại hiếm khi cảm thấy háo hức khi ngồi một chỗ và tập trung vào một việc nhất định. Trẻ thường bị phân tâm bởi những tác nhân bên ngoài chẳng hạn như điện thoại, tivi, trò chơi đang chơi dở, radio hoặc những hoạt động đang diễn ra bên cạnh. Để con bạn tập trung, người lớn hãy đảm bảo rằng căn phòng mà trẻ đang làm việc, học tập thật sự yên tĩnh, không có tác nhân khiến trẻ bị phân tâm.
Những hoạt động bên ngoài có thể khiến trẻ thiếu tập trung. Ảnh: Freepik
Thu hút chú ý từ cha mẹ: Nhiều trẻ em có xu hướng cư xử tiêu cực để thu hút sự chú ý từ người lớn. Chúng không thích học tập và không tập trung vào việc được giao vì cảm thấy thiếu sự quan tâm từ cha mẹ. Cha mẹ nên dành thêm thời gian cho con mỗi ngày, nếu cảm thấy được quan tâm đủ, trẻ sẽ có thể tập trung vào nhiệm vụ được giao.
Chế độ ăn uống: Chế độ dinh dưỡng kém, bỏ bữa sáng là lý do phổ biến khiến các bé kém tập trung. Người lớn nên khuyên trẻ tuân thủ chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất hàng ngày, đảm bảo các con không bỏ bữa sáng.
Ngủ không đủ giấc: Thanh thiếu niên cần ngủ ít nhất 8-12 giờ mỗi đêm để phát triển tốt nhất. Ngủ không đủ giấc, giấc ngủ kém chất lượng có thể khiến con bạn không thể tập trung vào mọi việc.
Không có động lực: Trẻ sẽ khó tập trung nếu cảm thấy không hứng thú với nhiệm vụ được giao. Thiếu động lực, làm việc học tập không có mục đích cũng là những lý do khiến trẻ không thể tập trung. Cha mẹ nên tạo động lực cho trẻ cố gắng, đồng thời thay đổi để trẻ cảm thấy hứng thú với nhiệm vụ được giao.
Lười vận động: Trẻ sẽ bị ì, lười biếng và giảm khả năng tập trung nếu không luyện tập thể dục thể thao. Bạn nên lên kế hoạch luyện tập chi tiết, kéo trẻ khỏi màn hình điện thoại thông minh, làm quen với việc đi bộ, đạp xe hoặc cùng con tham gia các môn thể thao nhẹ nhàng như bơi lội, học võ.
Dấu hiệu thiếu tập trung ở trẻ dễ nhận biết, bao gồm trẻ dễ bị phân tâm, bồn chồn, dễ quên đồ, không thể giữ mọi thứ ngăn nắp, không thể làm theo hướng dẫn, gặp rắc rối với việc học ở trường, tâm trạng thất thường, cáu kỉnh hoặc hung hăng, không thể duy trì tình bạn. Bạn nên giải quyết các vấn đề liên quan đến sự tập trung từ từ, việc điều chỉnh cần có thời gian và chiến lược rõ ràng.
Trẻ đi học mầm non được xem là bước ngoặc mới trong cuộc đời của trẻ. Có rất nhiều bé cảm thấy phấn khích, hào hứng. Nhưng cũng có không ít trẻ lo lắng, sợ hãi, thậm chí khóc ngằn ngặt không chịu đi học. Vì vậy việc bố mẹ thấu hiểu tâm lý và biết cách giúp trẻ mầm non không chịu đi học cảm thấy vui vẻ và nhanh chóng hòa nhập là vô cùng quan trọng. Vậy đó là những cách gì? Cùng Mykingdom tham khảo trong bài viết sau đây.