Ẩm Thực Hà Nội

Ẩm Thực Hà Nội

Nếu chưa có dịp ghé Thái Lan để thưởng thức lẩu Tomyum chua cay đặc trưng, Ngói CTR sẽ là điểm dừng chân lý tưởng ngay giữa lòng Hà Nội. Được yêu thích trong nhiều năm qua, quán lẩu Thái này thu hút giới trẻ không chỉ bởi hương vị chuẩn mà còn nhờ thực đơn phong phú, từ các món ăn vặt hấp dẫn như chân gà, khoai tây chiên, xúc xích, đến những phần thịt và hải sản tươi ngon.

Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 tại Hà Nội: Ẩm thực kết nối

Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 có sự góp mặt của 40 Đại sứ quán cùng các tổ chức quốc tế, các Sở Ngoại vụ địa phương, các doanh nghiệp trong nước với quy mô hơn 130 gian hàng.

Các đại biểu tham quan các gian trưng bày tại Liên hoan ẩm thực quốc tế 2024. (Ảnh: An Đăng/TTXVN)

Sáng 8/12, Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 với chủ đề “Gastronomy of unity - Ẩm thực kết nối” đã chính thức khai mạc tại Khu Ngoại giao Đoàn (298 Kim Mã, Hà Nội).

Tới dự Lễ khai mạc Liên hoan có bà Ngô Phương Ly, Phu nhân của Tổng Bí thư Tô Lâm; bà Vũ Thị Bích Ngọc, Phu nhân Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; bà Mai Thị Hạnh - phu nhân nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; bà Nguyễn Minh Hằng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao và bà Pauline Tamesis, Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam cùng một số Đại sứ các nước, Trưởng đại diện các tổ chức quốc tế tại Việt Nam.

Phát biểu khai mạc Liên hoan, bà Vũ Thị Bích Ngọc - Phu nhân Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Chủ tịch danh dự Nhóm Phụ nữ Cộng đồng ASEAN tại Hà Nội (AWCH) cho biết từ năm 2014 đến nay, thành công của 11 lần tổ chức đã tạo nên thương hiệu rất có ý‎ nghĩa của Liên hoan Ẩm thực Quốc tế.

Liên hoan trở thành sự kiện giao lưu về văn hóa-ẩm thực-ngoại giao có tầm cỡ quốc tế với sự tham gia đông đảo của các Đại sứ quán, các Trung tâm văn hóa nước ngoài, Sở Ngoại vụ địa phương, các doanh nghiệp và các nhà tài trợ cùng các cơ quan thuộc Bộ Ngoại giao.

Chương trình cũng là cơ hội để giới thiệu tới bạn bè năm châu về đất nước và con người Việt Nam, đồng thời là dịp giúp các doanh nghiệp trong nước quảng bá thương hiệu, các sản phẩm và hoạt động kinh doanh dịch vụ của mình tới thực khách tham gia chương trình.

Sau hơn 1 thập kỷ, Liên hoan Ẩm thực Quốc tế do Cục Phục vụ Ngoại giao đoàn-Bộ Ngoại giao chủ trì cùng các đơn vị liên quan tổ chức, sự kiện vẫn giữ được nét độc đáo, tươi mới, sôi động, được các bạn chào đón và nhiệt tình tham dự.

Phát huy tinh thần đó, năm nay, Bộ Ngoại giao tiếp tục tổ chức Liên hoan Ẩm thực Quốc tế năm 2024 để không chỉ tôn vinh sự phong phú, đa dạng của ẩm thực toàn cầu mà còn nhấn mạnh ẩm thực sẽ như một “ngôn ngữ chung” - nơi con người từ những nền văn hóa khác biệt tìm thấy sự đồng điệu, gắn kết.

Theo bà Vũ Thị Bích Ngọc, Liên hoan lần này có sự góp mặt của 40 Đại sứ quán cùng các tổ chức quốc tế, các Sở Ngoại vụ địa phương, các doanh nghiệp trong nước với quy mô hơn 130 gian hàng.

Từng món ăn, qua từng tiết mục nghệ thuật không chỉ chia sẻ những nét tinh túy trong hương vị ẩm thực mà còn lan tỏa những câu chuyện về lịch sử, về giá trị truyền thống tốt đẹp của các dân tộc trên khắp thế giới.

Ngoài ra, số tiền do các nhà hảo tâm đóng góp qua hơn một thập kỷ diễn ra Liên hoan trước đã được sử dụng vào các hoạt động từ thiện, giúp đỡ trẻ em mồ côi, người khuyết tật, phụ nữ nghèo hay những hoàn cảnh khó khăn trên cả nước.

“Chúng tôi mong rằng chương trình năm nay sẽ tiếp tục nhận được sự chung tay của các bạn để cùng lan tỏa yêu thương, cùng giúp đỡ thêm nhiều mảnh đời bất hạnh, cùng nhân lên giá trị tốt đẹp và ý nghĩa nhân văn của sự kiện này,” bà Vũ Thị Bích Ngọc nhấn mạnh.

Bày tỏ vui mừng tham dự Liên hoan Ẩm thực Quốc tế lần thứ 12, thay mặt Liên hợp quốc tại Việt Nam, bà Pauline Tamesis, Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam chúc mừng Bộ Ngoại giao khi tổ chức thành công Liên hoan ẩm thực này.

"Là một quốc gia có nền ẩm thực phong phú đa dạng, Việt Nam là nơi tuyệt vời để tổ chức Liên hoan Ẩm thực Quốc tế. Các món ăn Việt Nam với nguyên liệu sạch, hương vị thanh khiết và kĩ thuật chế biến cầu kì sẽ được giới thiệu một cách đầy tự hào bên cạnh tinh hoa ẩm thực của hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đây chính là đỉnh cao của nghệ thuật ẩm thực. Từ những gia vị thơm lừng của vùng Đông Nam Á đến những món ăn đậm mặn của châu Âu, Liên hoan ẩm thực mang đến cả một thế giới trải nghiệm ẩm thực," bà Pauline Tamesis phát biểu.

Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam cho rằng bên cạnh dấu ấn về ẩm thực, Liên hoan còn là cơ hội để tăng cường sự hợp tác quốc tế, chia sẻ những suy nghĩ về các thách thức đang gia tăng trên toàn cầu như biến đổi của hệ thống nông nghiệp-thực phẩm và lương thực trong tương lai; khẳng định Liên hợp quốc tại Việt Nam sẽ tiếp tục đồng hành cùng Chính phủ Việt Nam và các bên liên quan trong vấn đề biến đổi hệ thống nông nghiệp-thực phẩm.

Tại lễ khai mạc, các phu nhân và lãnh đạo Bộ Ngoại giao, Liên hợp quốc tại Việt Nam đã trao kỷ niệm chương, thư cảm ơn cho các đại diện các nhà tài trợ, các gian hàng và tham quan các gian hàng./.

Trong khuôn khổ Lễ hội sẽ có nhiều hoạt động đặc sắc, quy tụ những gian hàng đến từ Đại sứ quán các nước tại Việt Nam, các làng nghề truyền thống tiêu biểu của Hà Nội, sản vật ẩm thực tiêu biểu của các địa phương.

Lễ hội nhằm tôn vinh, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, ẩm thực truyền thống của Thủ đô Hà Nội, tạo nguồn lực phát triển, xây dựng và khai thác có hiệu quả thương hiệu văn hóa, ẩm thực, qua đó khẳng định vị thế của Hà Nội là điểm đến ẩm thực hấp dẫn tới bạn bè trong nước, khu vực và quốc tế.

Khu vực giới thiệu không gian văn hóa ẩm thực tiêu biểu của các làng nghề truyền thống và hoạt động trình diễn của các nghệ nhân sẽ tái hiện không gian đậm chất làng nghề gắn với di sản ẩm thực tiêu biểu của Hà Nội như: phở Hà Nội, bánh tôm Hồ Tây, bún Phú Đô, giò chả Ước Lễ, cốm làng Vòng, cốm Mễ Trì, xôi, chè Phú Thượng, nem Phùng, bánh dày Quán Gánh… luôn thu hút rất đông khách.

Mỗi món ăn, mỗi thức ẩm thực cũng sẽ được giới thiệu để mọi người hiểu thêm về tinh hoa của nghề truyền thống. Ví như món xôi Phú Thượng bao năm nay vẫn nức tiếng là đặc sản Thủ đô. Thứ xôi gì dẻo thơm đến lạ. Từng hạt xôi căng mọng, dẻo thơm với đủ loại, xôi xéo, xôi lạc, xôi đỗ đen, đỗ xanh, xôi dừa… Mỗi loại xôi người nấu lại có những kỹ thuật riêng về ngâm gạo, trộn nguyên liệu, điều chỉnh lửa... ăn một lần là nhớ mãi. Nếu đến làng Phú Thượng vào buổi chiều tối, mùi thơm của xôi thơm từng con ngõ nhỏ. Hiện tại, Phú Thượng có khoảng 600 hộ nấu xôi, người dân trong làng tạo dựng thương hiệu và mang xôi đến bán tại nhiều chợ truyền thống, các cửa hàng ở Hà Nội cũng như phục vụ cho các lễ, tiệc.

Ngoài ra còn có các hoạt động như triển lãm ảnh giới thiệu các tác phẩm nghệ thuật quảng bá về văn hóa, du lịch, ẩm thực tiêu biểu trong nước và quốc tế; triển lãm sách lưu động giới thiệu sách, quảng bá về văn hóa nghệ thuật, du lịch, ẩm thực tiêu biểu; các hoạt động trò chơi dân gian, biểu diễn nghệ thuật truyền thống và hiện đại…

Chuyên gia ẩm thực Lê Thị Thiết (Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam) chia sẻ, mỗi khi Hà Nội vào thu, các món ẩm thực đặc trưng lại tạo nên sức hút riêng. Có những món không hẳn là mùa thu mới có mà ăn vào mùa thu mới ngon, như cốm thơm, rươi... Trong tiết thu Hà Nội, dường như mùi thơm, hương vị của những món ăn này trở nên đặc biệt và đáng nhớ hơn.

Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 khai mạc tối 29/11 với chủ đề “Hà Nội kết nối năm châu”. Sự kiện diễn ra tại Công viên Thống Nhất (phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội).

{{Model.AvgRating >= 10 ? "10" : (Model.AvgRating|number:1)}}

{{Model.CreatedDate|dateTimeJson}}

Dấu son Hà Nội là chủ đề chương trình Những ngày Hà Nội tại TP.HCM diễn ra từ ngày 23 đến 25/8. Chương trình này giúp người dân TP.HCM hiểu hơn về lịch sử, văn hóa Thăng Long xưa, Hà Nội nay.

Chương trình nhằm quảng bá, giới thiệu những nét đặc trưng về văn hóa, di sản văn hóa tiêu biểu của thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến. Trong đó việc chiêm ngưỡng quá trình chế biến và thưởng thức những món ăn Bắc Bộ đã để lại ấn tượng cho du khách trong nước và quốc tế.

Điều thích thú khi chờ đợi của thực khách là được chứng kiến sự tận tâm, tỉ mỉ của những nghệ nhân làng nghề, người đầu bếp dành cho từng món ăn.

Có hơn 30 quầy ẩm thực để phục vụ các món truyền thống, gắn liền với nếp sống dân dã của người dân Hà Nội, từ các món ngọt như bánh cốm, chè khúc bạch, ô mai cho đến các món mặn gồm bánh cuốn, bánh dày, nem rán…

Tại đây, không chỉ những người dân gốc Bắc muốn tìm lại hương vị thanh tao quen thuộc mà nhiều thực khách miền Nam xếp thành hàng dài để được trải nghiệm hương vị xứ xa.

Trước đây, chợ Mơ nằm ở cửa ngõ phía Nam của thành Thăng Long xưa, họp theo phiên, một tháng có 6 phiên vào các ngày 2, 12, 22 và ngày 7,17, 27 Âm lịch.

Từ năm 2014, công trình Trung tâm Thương mại chợ Mơ được xây dựng, nằm ngay giữa ngã tư phố Bạch Mai và Minh Khai (quận Hai Bà Trưng). Trong đó, khu vực chợ được bố trí tại tầng hầm của Trung tâm. Bởi lẽ đó mà chợ này được người dân gọi vui là chợ “dưới lòng đất” ở Thủ đô.

Chợ Mơ mở bán từ sáng sớm đến tối. Tuy nhiên, thời điểm tấp nập nhất là giờ ăn trưa. Các hàng quán gần như chật kín chỗ ngồi. Một số hàng bán cơm suất, cơm đĩa, thực khách phải xếp hàng chờ gọi món, tính tiền. Vào mùa Đông, các món ăn nóng như bún, phở, bánh trôi tàu, bánh tôm, bánh gối… luôn hút khách.

Các món ăn tại chợ Mơ có giá từ 10.000 - 50.000 đồng. Nhiều người thường gọi chợ Mơ là “thiên đường ẩm thực” khu Bạch Mai (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) bởi món ăn đa dạng, giá rẻ.

Ông Ngô Văn Đạt (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho biết, ông thường xuyên ăn trưa tại chợ vì đồ ăn ở đây không chỉ đa dạng mà còn có giá bình dân, phù hợp với túi tiền mọi người, thậm chí rẻ hơn nhiều nơi khác.

Chị Phạm Thị Thanh Hoàn, chủ một hàng bán bún riêu và bún ốc ở chợ Mơ chia sẻ, chị đã bán bún tại chợ Mơ gần 10 năm, người dân quanh khu vực cũng quen tới đây ăn hàng ngày.

“Ngoài khách quen là người dân sinh sống quanh khu vực hay nhân viên văn phòng tới mua sắm, ăn trưa, chợ cũng thu hút nhiều học sinh, sinh viên tới trải nghiệm” - chị Hoàn cho biết thêm.

Bên cạnh khu ẩm thực, chợ được chia thành các khu bán đồ khô, quần áo, vải vóc, đồ thủy sinh, vàng mã... Các quầy trong chợ được quy hoạch cụ thể để tăng tính khoa học, đảm bảo vệ sinh môi trường.

{{Model.AvgRating >= 10 ? "10" : (Model.AvgRating|number:1)}}

{{Model.CreatedDate|dateTimeJson}}

Lễ hội nhằm tôn vinh, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, ẩm thực truyền thống của Thủ đô, xây dựng và khai thác có hiệu quả thương hiệu văn hóa, ẩm thực; giới thiệu, quảng bá hình ảnh Hà Nội là điểm đến du lịch, văn hóa, ẩm thực hấp dẫn công chúng trong nước và quốc tế. Lễ hội còn mang đến nhiều hoạt động trải nghiệm, thu hút du khách tham gia tìm hiểu các nét đẹp văn hóa, ẩm thực Thủ đô Hà Nội nói riêng và sự đa dạng, phong phú của ẩm thực quốc tế nói chung.

Dự lễ khai mạc có: Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong; Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông; Phó Chủ tịch UBND thành phố Vũ Thu Hà; Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Sỹ Trường, cùng các đại sứ quán, lãnh đạo các sở, ngành thành phố, lãnh đạo quận Hai Bà Trưng.

Trước đó, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã đến tham quan các gian hàng của lễ hội và khai trương gian hàng "Phở số".

Phát biểu tại lễ khai mạc, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà cho biết, Hà Nội tự hào là địa phương có số lượng di sản lớn của cả nước, phong phú cả bề rộng, chiều sâu với sự hòa nhập của văn hóa Thăng Long với các vùng văn hóa xứ Đoài, xứ Đông, Kinh Bắc, Sơn Nam Thượng.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Vũ Thu Hà cũng cho biết, cùng với nghề cốm Mễ Trì, nghề làm xôi Phú Thượng, nghề ướp trà sen Quảng An, năm 2024, “Phở Hà Nội” đã vinh dự được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định ghi danh vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Sự kiện này có ý nghĩa quan trọng, là niềm vinh dự, tự hào của cộng đồng chủ thể và những người yêu thích ẩm thực. Sự ghi danh di sản cũng là cơ sở pháp lý quan trọng để góp phần triển khai các biện pháp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể “Phở Hà Nội”.

Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội có chủ đề “Hà Nội kết nối năm châu” nhằm tôn vinh, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, ẩm thực truyền thống của Thủ đô Hà Nội, xây dựng và khai thác có hiệu quả thương hiệu văn hóa, ẩm thực thông qua phát triển nền văn hóa, ẩm thực tinh túy, đặc sắc, chất lượng. Lễ hội còn giới thiệu, quảng bá hình ảnh Hà Nội là điểm đến du lịch, văn hóa, ẩm thực đặc sắc; là dịp để Thủ đô Hà Nội và Đại sứ quán các nước, các địa phương, tổ chức, cá nhân gặp gỡ, giao lưu, trưng bày quảng bá sản phẩm.

“Phở Hà Nội” với nhiều trải nghiệm mới

Năm nay, lễ hội có sự tham gia của 16 Đại sứ quán các nước là: Algeria, Argentina, Azerbaijan, Brazil, Ấn Độ, Iran, Nhật Bản, Mông Cổ, Lào, Liên bang Nga, Srilanka, Thổ Nhĩ Kỳ, Hàn Quốc, Pháp, Italia, Venezela; 8 tỉnh bạn: Hà Giang, Sơn La, Lạng Sơn, Hưng Yên, Bắc Ninh, Khánh Hòa, Thanh Hóa, Quảng Bình với quy mô hơn 80 gian hàng.

Đến với lễ hội, du khách sẽ được trải nghiệm không gian văn hóa ẩm thực tiêu biểu của làng nghề truyền thống và các hoạt động trình diễn của các nghệ nhân tái hiện không gian đậm chất làng nghề gắn với di sản ẩm thực tiêu biểu của Hà Nội, như: Phở Hà Nội, bánh tôm Hồ Tây, bún Phú Đô, giò chả Ước Lễ, cốm Làng Vòng, cốm Mễ Trì, xôi, chè Phú Thượng, bánh chưng Tranh Khúc, nem Phùng, bánh dày quán Gánh, bánh tẻ Phú Nhi, cháo gõ Quảng Phú Cầu, cháo se Hạ Mỗ, miến làng So…

Điểm nhấn của lễ hội là hoạt động bảo vệ, quảng bá, giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể “Phở Hà Nội”. Ban tổ chức triển khai hoạt động công bố quyết định “Phở Hà Nội” đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia; xây dựng chuyên mục Ẩm thực Hà Nội trên Báo Kinh tế và Đô thị; tọa đàm “Bảo vệ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể Phở Hà Nội”.

Ngoài ra, chương trình “Phở số Hà Thành” trong lễ hội sẽ giới thiệu tới người dân những ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số trong ngành ẩm thực Việt Nam. Khách mời có cơ hội trải nghiệm các món phở truyền thống đặc trưng của Hà Nội và “Phở số” với robot thông minh thực hiện các công việc sản xuất và phục vụ.

Là người dân tham gia lễ hội, chị Nguyễn Thùy Trang (quận Ba Đình) chia sẻ, lễ hội năm nay mở rộng về quy mô với nhiều gian hàng ẩm thực phong phú. “Tôi ấn tượng với các gian hàng giới thiệu phở Hà Nội. Người dân và du khách không chỉ được trải nghiệm hương vị của những thương hiệu phở nổi tiếng của Hà Nội mà còn được trải nghiệm robot chế biến và phục vụ phở, rất mới lạ”, chị Trang bày tỏ.

Bên cạnh các hoạt động chính, lễ hội còn có các hoạt động giới thiệu, quảng bá, tọa đàm, trình diễn ẩm thực và di sản truyền thống, như: Triển lãm ảnh, triển lãm sách lưu động giới thiệu các tác phẩm nghệ thuật, giới thiệu sách quảng bá về văn hóa nghệ thuật, du lịch, ẩm thực tiêu biểu trong nước và quốc tế… các trò chơi dân gian, biểu diễn nghệ thuật truyền thống và hiện đại; tọa đàm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển văn hóa ẩm thực...

Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 sẽ diễn ra đến hết ngày 1-12.

Thực đơn đang được cập nhật ...

Cơm cuộn cali to cực to, ngon cực ngon. Đồ ăn ở đây ngon, giá không rẻ nhưng bù lại chất lượng rất tốt. Thái độ các anh chị nhân viên rất dễ chịu và thoả mái

{{Model.AvgRating >= 10 ? "10" : (Model.AvgRating|number:1)}}

{{Model.CreatedDate|dateTimeJson}}

Thưởng thức lẩu ngon Hà Nội trong thời tiết mát mẻ của đất trời thủ đô - đó chính là thú vui thi vị mà #teamKlook nào cũng nên trải nghiệm. Nếu bạn vẫn chưa chọn được địa điểm ăn lẩu ngon ở Hà Nội thì hãy để Klook Vietnam mách nhỏ cho nè!

Các món lẩu, nướng dường như đã trở thành một nét văn hóa ẩm thực không thể bỏ qua khi du lịch Hà Nội. Dù ghé thăm thủ đô vào bất kỳ mùa nào, thì bạn cùng không nên bỏ lỡ trải nghiệm các quán lẩu đặc sắc tại nơi đây. Bàn về lẩu ngon Hà Nội thì có đến "hằng hà sa số" hương vị tuyệt hảo - từ lẩu Hàn, lẩu Nhật, lẩu Thái “trending” đến các lựa chọn truyền thống như lẩu cháo lòng, lẩu vịt om sấu.

Ăn lẩu ở Hà Nội thì mùa nào cũng là hợp lý, cực kỳ phù hợp với người muốn thưởng thức tinh hoa ẩm thực Hà Nội và tiết kiệm chi phí cho nhóm đông thành viên. Hãy cùng Klook điểm danh các quán lẩu ngon Hà Nội đặc sắc chuẩn vị Hà thành thơm ngon khó cưỡng, đảm bảo ngon mê ly chữ y kéo dài đấy.