Hàng Loại 1 Loại 2 La Gì

Hàng Loại 1 Loại 2 La Gì

Phân loại sức khỏe là khái niệm quen thuộc, đặc biệt trong môi trường làm việc. Nó dùng để đánh giá khả năng làm việc của mỗi người. Qua đó, người lao động có thể lựa chọn những công việc phù hợp với sức khỏe của mình, đồng thời giúp các doanh nghiệp bố trí nhân sự một cách hiệu quả. Vậy phân loại sức khỏe là gì? Có những loại nào? Và mỗi loại phù hợp với công việc gì? Hãy cùng VietnamWorks HR Insider tìm hiểu chi tiết trong bài viết này.

Tiêu chuẩn sức khỏe dành cho người lao động

Đánh giá sức khỏe khi tuyển dụng vào các cơ quan, doanh nghiệp là bắt buộc theo quy định của pháp luật. Như vậy, khi ứng tuyển xin việc làm, người lao động cần có một sức khỏe tốt để được đánh giá hồ sơ đạt tiêu chuẩn.

Tiêu chuẩn sức khỏe dành cho lao động cũng phân thành 5 bậc, cụ thể:

Cấp độ cao nhất phản ánh thể trạng, tinh thần của người lao động đều rất khoẻ. Trong đó, về thể lực lao động ở các nghề, công việc, nam cao từ 1m63 và nặng 50kg trở lên; nữ cao từ 1m55 và nặng từ 45kg trở lên. Người đạt sức khoẻ loại 1 sau khi đánh giá sức khoẻ, cả 13 chỉ tiêu đều đạt loại I.

Thuộc vào tiêu chuẩn khỏe theo quy định. Về mặt thể trạng, nam giới cần cao từ 158-162cm, nặng 47-49 kg; nữ giới cao 151-154 cm, nặng 43-44 kg. Trong 13 chỉ tiêu của người được đánh giá chỉ cần có 1 chỉ số thấp nhất là loại II thì sẽ xếp vào sức khỏe loại II.

Được đánh giá thuộc mức trung bình. Về mặt thể trạng, nam giới cao từ 154-157 cm, nặng 45-46 kg; nữ giới cao 147-150 cm nặng 40-42 kg. Trong 13 tiêu chí kể trên, chỉ cần có 1 chỉ số thấp nhất là loại III, người được đánh giá sức khỏe sẽ thuộc sức khỏe loại III.

Sức khỏe loại III thuộc mức trung bình

Nằm ở dưới mức trung bình được đánh giá theo tiêu chuẩn là yếu. Người có sức khoẻ loại IV thường có chiều cao và cân nặng thấp. Nam giới chỉ cao khoảng 150-153 cm nặng 41-44kg. Còn nữ giới cao 143-146 cm và nặng38 -39 kg. Người lao động được xếp vào sức khỏe loại IV khi có một chỉ tiêu thấp nhất bất kỳ đạt loại IV.

Những người thuộc sức khỏe loại 5 cơ thể thường bị suy giảm nhiều chức năng và thể trạng kém. Người lao động sẽ được đánh giá có sức khoẻ loại 5 khi có một chỉ tiêu bất kỳ trong danh mục 13 chỉ số cơ bản đạt loại V.

Bên cạnh đó, thể chất của đối tượng này được đánh giá kém. Cụ thể: Nam chiều cao ở mức dưới 150cm, cân nặng dưới 40kg; Nữ chiều cao dưới 143 và cân nặng dưới 38kg.

Loại V được đánh giá là rất yếu

Điều kiện sức khỏe như thế nào thì được miễn đi nghĩa vụ quân sự:

– Chào luật sư. Em sinh năm 15.1.1991. Hiện tại em có giấy khám nghĩa vụ quân sự lần 2 vào thứ 4 tuần sau. Cho em hỏi với điều kiện của em thì khả năng đi nghĩa vụ quân sự là bao nhiêu. Em cao 1.69 nặng khoảng 63kg. Mắt năm 19 tuổi có đo là 1 mắt viễn và 1 mắt loạn (1.5 và 1.75 độ) em đeo kính được 1 thời gian thì thấy kính không phù hợp và nhìn cái gì cũng to lên cả, nên em không đeo nữa. Mắt em hiện tại nếu đi khám chỉ nhìn đến dòng thứ 3 hoặc thứ 4 của bảng thôi.

Em có nên đi khám mắt lại hay không? – Vào năm 2015 em có bị té gẫy xương đồn vai trái và phải đi mổ gắn đinh vô, khoảng đến tháng 7/2015 thì em lấy đinh ra, vết mổ lên sẹo rất to và nhìn rất rõ, tay em hiện khá yếu. liệu đó có phải phần miễn nghĩa vụ không? – lượng axit acird của em trong máu cao hơn bình thường (bệnh gout) vậy em có phải đi không. Xin tư vấn cho em. Em cám ơn!

Căn cứ Điều 4 Thông tư 140/2015/TT-BQP quy định tiêu chuẩn tuyển quân tham gia nghĩa vụ quân sự như sau:

– Công dân từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi.

– Công dân nam được đào tạo cao đẳng, đại học đã tạm hoãn gọi nhập ngũ thì tuyển chọn gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.

– Thực hiện theo quy định của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an về tiêu chuẩn chính trị trong tuyển chọn công dân vào phục vụ trong Quân đội.

– Đối với các cơ quan, đơn vị trọng yếu, cơ mật và lực lượng vệ binh, kiểm soát quân sự chuyên nghiệp thực hiện tuyển chọn theo quy định của Bộ Quốc phòng về cơ quan, đơn vị và vị trí trọng yếu cơ mật trong Quân đội.

– Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định của Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng về tiêu chuẩn sức khoẻ thực hiện nghĩa vụ quân sự.

– Đối với các đơn vị nêu trên thực hiện tuyển chọn bảo đảm các tiêu chuẩn riêng theo quy định của Bộ Quốc phòng.

– Không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 có tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 điop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HIV, AIDS.

– Tuyển chọn và gọi nhập ngũ những công dân có trình độ văn hóa lớp 8 trở lên, lấy từ cao đến thấp. Những địa phương khó khăn, không đảm bảo đủ chỉ tiêu giao quân thì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định được tuyển chọn công dân có trình độ văn hóa lớp 7.

– Các xã thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật; đồng bào dân tộc thiểu số dưới 10.000 ngươi thì được tuyển từ 20% đến 25% công dân có trình độ văn hóa cấp tiểu học, còn lại là trung học cơ sở trở lên.

Cách phân loại sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự theo khoản 2, khoản 4 Điều 9 Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP

Căn cứ vào phụ lục ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định:

– Mắt cận thị từ -1,5 D đến dưới – 3 D sẽ thuộc điểm 3.

+ Viễn thị từ + 1,5 D đến dưới + 3 D thuộc điểm 4;

Vì một mắt viễn thị 1,5 D và một mắt cận thị 1,75 D nên trường hợp của bạn thuộc điểm 3 và 4. Nên theo cách phân loại sức khỏe của bạn sẽ thuộc loại 3 và loại 4.

Căn cứ theo tiêu chuẩn sức khỏe theo Thông tư 140/2015/TT-BQP quy định thì sẽ gọi nhập ngũ công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3, không gọi nhập ngũ công dân thuộc sức khỏe loại 3 có tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 điop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HIV, AIDS.

Còn với trường hợp bạn bị để lại sẹo do gãy xương thì theo phụ lục ban hành Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định:

Theo đó, tùy vào vệt sẹo của bạn ảnh hưởng đến sinh hoạt của bạn như thế nào thì sẽ được quy đổi điểm và sức khỏe sẽ thuộc loại nào theo quy định trên.

Như vậy, theo phân loại sức khỏe trên thì việc bạn thuộc sức khỏe loại 3 có tật khúc xạ về mắt và thuộc sức khỏe loại 4 thì có thể bạn sẽ không đủ tiêu chuẩn tham gia nghĩa vụ quân sự theo quy định. Tuy nhiên việc bạn có đủ điều kiện tham gia nghĩa vụ quân sự hay không và được hoãn tham gia nghĩa vụ quân sự hay không phải phụ thuộc vào kết luận giám định sức khỏe của Hội đồng giám định sức khỏe.

Bố trí việc làm theo phân loại sức khỏe

Dựa trên kết quả phân loại sức khỏe, các tổ chức, doanh nghiệp cũng như các cá nhân có thể sắp xếp công việc phù hợp với người lao động cũng như cho bản thân mình:

Bố trí việc làm theo phân loại sức khỏe

Điều kiện sức khỏe đi nghĩa vụ quân sự:

Xin chào luật sư! Con tôi năm nay 20 tuổi, năm vừa rồi đi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự không đạt, lý do vì cháu bị cắt bỏ ruột khoảng 20 cm lúc mới chào đời do bị gắp ruột nên phải mỗ cắt bỏ tại bệnh viện nhi đồng 1, vậy có được miễn nhập ngũ không? Hôm nay cháu nó vừa đi khám sức khỏe xong, nhưng chưa biết kết quả. Mong luật sư tư vấn dùm. Cám ơn luật sư!

Căn cứ Khoản 3 Điều 4 Thông tư 140/2015/TT-BQP quy định tiêu chuẩn sức khỏe của người tham gia nghĩa vụ quân sự.

Theo quy định trên, chỉ những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định của Bộ Y tế thì được tuyển chọn đi nghĩa vụ quân sự.

Mặt khác, Điều 41 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về Tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ

Như vậy, nếu con của bạn không đủ sức khỏe để tham gia nghĩa vụ quân sự thì con của bạn thuộc trường hợp tạm hoãn nghĩa vụ quân sự, không phải thuộc trường hợp miễn nghĩa vụ quân sự do đó, hàng năm Ủy ban nhân dân xã vẫn gọi con bạn đi khám nghĩa vụ quân sự, nếu không đủ điều kiện về sức khỏe thì được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự.