Du khách được tham quan miễn phí 7 ngày tại lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam năm 2024 - Ảnh: THU HỒNG
Du lịch Châu Đốc tết hành hương miếu Bà
Cài Đặt Win Và Phần Mềm Máy Tính Online
Danh sách các Website diễn đàn rao vặt
Du Lịch Hành Hương: Núi Bà Đen - Cần Thơ - Châu Đốc - Chùa Bà Chúa Xứ
Du Lịch Hành Hương: Núi Bà Đen - Cần Thơ - Châu Đốc - Chùa Bà Chúa Xứ
Số chỗ còn: 25 chỗ
Phương tiện: Xe ô tô
Khởi hành tại: Hồ Chí Minh
Lưu ý : Hai người lớn chỉ được kèm 01 trẻ em từ 5 tuổi đến 10 tuổi, từ em thứ 02 trở đi phải mua suất giường đơn (Tiêu chuẩn 50% vé: được 01 suất ăn + 01 ghế ngồi trên xe và ngủ ghép chung phòng với bố mẹ).
Trước khi đăng ký tour xin Quý khách vui lòng đọc kỹ chương trình, giá tour, các khoản bao gồm và không bao gồm.
Quý khách từ 70 tuổi trở lên, Quý khách là người khuyết tật khi tham gia tour, đề nghị phải có thân nhân đi kèm và cam kết bảo đảm đủ sức khỏe để tham gia tour du lịch.
Thứ tự các điểm tham quan trong chương trình có thể thay đổi tùy tình hình thực tế nhưng vẫn bảo đảm tham quan đầy đủ như trong chương trình.
Giờ nhận phòng khách sạn: sau 14:00 giờ và trả phòng trước 12:00 giờ (trừ các trường hợp đặc biệt, Công ty sẽ thông báo trước cho Quý khách)
Trong trường hợp bất khả kháng do thời tiết, thiên tai, đình công, bạo động, phá hoại, chiến tranh, dịch bệnh, chuyến bay bị trì hoãn hay bị hủy do thời tiết hoặc do kỹ thuật…..dẫn đến tour không thể thực hiện tiếp tục được, Công ty sẽ hoàn trả lại tiền tour cho quý khách sau khi đã trừ lại các chi phí dịch vụ đã thực hiện (phí liên quan đến vé máy bay, đặt cọc dịch vụ…) Và không chịu trách nhiệm bồi thường thêm bất kỳ chi phí nào khác.
Theo quy định của hãng hàng không, Công ty không nhận hành khách mang thai từ 32 tuần trở lên tham gia các tour du lịch bằng đường hàng không trong nước.
** Giấy tờ cần thiết khi đi du lịch:
* Quy trình đăng ký và thanh toán
Đối với ngày thường và ngày Lễ, Tết:
Du Lịch Hành Hương: Núi Bà Đen - Cần Thơ - Châu Đốc - Chùa Bà Chúa Xứ
Số chỗ còn: 25 chỗ
Phương tiện: Xe ô tô
Khởi hành tại: Hồ Chí Minh
TP - Mỗi năm cứ đến ngày vía Thần Tài người dân lại đổ xô đi mua vàng để “lấy may”. Dòng người xếp hàng dài từ tờ mờ sáng trước các tiệm vàng hoặc chờ đợi nhiều giờ liền chỉ để mua bằng được một miếng vàng hay thậm chí chiếc nhẫn vàng nho nhỏ. Vậy, nên hiểu sao cho đúng về phong tục này, Tiền Phong đã trao đổi với Nhà nghiên cứu văn hóa phương đông Nguyễn Quang Minh xung quanh câu chuyện này hầu mong giúp bạn đọc có thêm một kênh thông tin tham khảo.
Cứ tới ngày vía Thần Tài, nhiều người, đặc biệt là những người làm ăn buôn bán sẽ đi mua vàng, vừa để tích trữ trong nhà, vừa để cầu cho cả năm được tài lộc, may mắn. Vậy thưa chuyên gia, phong tục này bắt nguồn từ đâu?
Nhà nghiên cứu văn hóa Á Đông Nguyễn Quang Minh
Tục thờ Thần tài bắt nguồn từ Trung Quốc, sau đó xuất hiện tại Việt Nam vào khoảng đầu thế kỷ XX. Tại Việt Nam trước đây, việc mua bán vàng ngày vía Thần tài chưa hẳn trở thành trào lưu như bây giờ mà chỉ lan truyền trong cộng đồng nhỏ một số thương nhân, người kinh doanh, buôn bán ở Sài Gòn, đặc biệt là bộ phận người Việt gốc Hoa. Gần chục năm trở lại đây, tục này lan rộng tại Sài Gòn và đặc biệt, khoảng 5 năm nay, trào lưu này lan ra cả Hà Nội cũng như nhiều thành phố lớn khác.
Cảnh tượng người dân Hà Nội và TP HCM đổ xô xếp hàng dài cả cây số từ sớm tinh mơ để mua vàng ngày vía Thần tài trở nên không còn xa lạ vào ngày mùng 10 tháng Giêng. Bên cạnh đó, giờ đây không chỉ có người làm kinh doanh, buôn bán mà cả những đối tượng khác như công chức, dân văn phòng... cũng mua vàng vào ngày vía Thần tài để cầu may, cầu tài lộc đầu năm. Cũng có một thực tế, tích Thần tài được một số người làm kinh doanh tuyên truyền mạnh trong những năm gần đây nhằm thúc đẩy việc bán hàng đầu năm.
Theo quan niệm của người Hoa thì trong 10 ngày đầu năm, ngày Mùng 10 là ngày kết quả, ngày khóa, tổng kết. Họ quan niệm ngày Mùng 9 là ngày Dương tượng trưng cho Cha và ngày Mùng 10 là ngày Âm, tượng trưng cho Mẹ, người sinh ra vạn vật.
Bên cạnh đó, theo quan niệm (cũng từ Trung Quốc) liên quan đến thuyết tứ lộc thì người xưa tính lộc của một năm là Tuế lộc, lộc của một tháng là Kiện lộc, lộc của một ngày là Tọa lộc, và lộc của một giờ là Quy lộc. Ngày mùng 10 đầu năm được lựa chọn vì hội tụ đủ cả tứ lộc. Từ những quan niệm đó mà hình thành suy nghĩ cứ đến ngày này, cần có những động thái để hút tài lộc, may mắn.
Với phong tục này, nếu trong ngày Mùng 10 tháng Giêng, không mua vàng mà bán vàng thì liệu có bị “mất lộc” không?
Hình ảnh xếp hàng mua vàng vào ngày vía Thần Tài đã quá quen thuộc
Cái quan trọng là chúng ta có hành vi giao dịch nên buôn hay bán đều mang ý nghĩa như nhau. Theo thuyết phong thủy âm dương ngũ hành, không chỉ vàng bạc, mà tất cả những yếu tố thuộc hành Kim khi giao dịch trong ngày này cũng được xem là mang lại may mắn, thuận lợi. Ví dụ, một hợp đồng ký mua bán sắt thép, các giao dịch ở lĩnh vực liên quan đến kim loại… cũng rất tốt. Thậm chí, có quan niệm cho rằng nếu tương tác vui vẻ với những người thuộc mệnh Kim trong ngày này cũng đã có thể mang lại may mắn cho bạn (cười).
Tuy nhiên, xét về ngũ hành thì vàng thuộc mệnh Kim, vậy mua vàng liệu có mang lại may mắn cho tất cả mọi người không, thưa ông?
Nếu xét về ngũ hành, mùa xuân thuộc mệnh Mộc thì 3 tháng đầu năm không nên mua vàng vì Mộc khắc Kim. Chỉ duy nhất ngày Mùng 10 tháng giêng là có tứ lộc, lại thuộc mệnh Thổ nên sinh Kim, tốt cho giao dịch vàng hay kim loại nói chung.
Người xưa cũng nói “được bạc thì sang, được vàng thì lụy”, theo ông nên hiểu quan niệm này như thế nào?
Việc đánh giá quan niệm này phụ thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể. Nếu những giá trị do chính mình làm ra mà người ta muốn quy đổi ra vàng để cất giữ thì không có gì sai trái cả, càng không có chuyện “lụy” khi mà vàng xưa nay vẫn được người Việt chọn là một trong những kênh đầu tư truyền thống. Còn “được bạc” mà trong hoàn cảnh vi phạm pháp luật thì sẽ khó màng “sang” được.
Không bàn đến câu chuyện tích lũy đầu tư, với những người mua vàng vào ngày Vía Thần Tài chỉ với mong muốn “lấy may” thì ông có lời khuyên nào cho họ?
Một trong những phong tục dân gian của người Á Đông xưa là người ta hay dùng một miếng vải sa-tanh màu vàng gói miếng vàng lại và cất đi. Điều này mang ý nghĩa: việc chúng ta làm ra của cải là rất tốt nhưng bảo vệ, giữ gìn được thành quả đó càng quan trọng hơn.
Thật ra việc mua vàng vào ngày Vía Thần Tài cũng không có gì là sai trái cả, nhiều người dùng tiền lì xì để mua một chiếc nhẫn nho nhỏ vừa làm của để dành cho con cái vừa lấy may đầu năm cũng có thể xem là một trong những phong tục vui vẻ đầu xuân. Tuy nhiên, chúng ta không nên chen lấn, xô đẩy mua bằng được và coi đó là kênh đầu tư khi giá vàng đang nhiều biến động như hiện nay.
Xin cảm ơn những chia sẻ của ông!